Không thể tả bằng chữ trên giấy;
Y như một người câm khi ăn một món ngon, không thể diễn cái vị giác của
mình được.
Ông chấp nhận thuyết luân hồi lưu hành trong thời đại ông, và ông cũng
cầu nguyện cho thoát khỏi vòng sinh tử như một người Ấn. Luân lí của ông
giản dị nhất thế giới; giữ đạo công bằng và hưởng hạnh phúc trong tay:
Tôi cười khi nghe người ta nói rằng con cá ở trong nước mà khát.
Anh không thấy cái Thực tại ở trước cửa mà lang thang đi tìm hết rừng này
tới rừng khác!
Đây, chân lí đây! Anh muốn đi đâu thì đi, dù lại Bénarès hay lại Mathura,
nếu anh không tìm thấy linh hồn anh thì thế giới không có, đối với anh…
Anh sẽ ghé bến nào đấy, hỡi anh? Không một du khách nào đi trước để dẫn
đường cho anh, không có đường đi…
Ở đó không có thể xác, không có tinh thần, vậy chỗ nào đâu để giải cái
khát khao của linh hồn? Trong cõi hư vô, anh sẽ không thấy gì cả.
Anh phải cương cường và tìm ngay trong bản thể anh vì chỉ ở đó là có chỗ
dựa cho anh thôi. Anh nghĩ kĩ về điều đó đi! Đừng đi đâu nữa.
Kabir bảo: Gạt bỏ hết các ảo tưởng của trí tưởng tượng đi mà bám chặt lấy
cái thực thể của anh.
Theo truyền thuyết, khi ông mất, người Ấn và người Hồi đều tranh nhau
thể xác ông, kẻ đòi chôn cất, kẻ đòi hoả thiêu. Trong khi hai bên đương cãi
nhau ỏm tỏi, một người lật chiếc khăn liệm ông và chỉ thấy còn một mớ