LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 329

người ta đắp nhiều lớp kim thuộc lên nhau, hoặc nhận, chạm vàng, bạc lên
một vật bằng đồng. Người ta đục đẽo gỗ thành hình cây lá, loài vật đủ các
hình thù. Ngà voi dùng để làm mọi đồ vật, từ những tượng thần thánh tới
các con thò lò; hoặc để khảm vào các cánh cửa, các đồ bằng gỗ, các hộp,
tráp chứa dầu thơm, son phấn. Người nghèo cũng như người giàu đều thích
đồ trang sức, để đeo mà cũng để cất, chứa, thành thử nghề kim hoàn thịnh
vào bậc nhất: thành phố Jaipur nổi tiếng về thứ men đỏ như lửa trên nền
bằng vàng: móc trâm, châu, ngọc, dây đeo, dao, lược, thứ nào cũng rất
nhiều kiểu, chạm hình hoa, loài vật hoặc thần thánh; trên một miếng bảo
thạch nhỏ xíu để cho một Bà La Môn đeo, mà người ta chạm được hình
năm chục vị thần khác nhau.

Còn về vải vóc thì chưa nước nào hơn được Ấn Độ và từ thời César tới nay,
khắp thế giới đều quí các hàng Ấn

[3]

. Đôi khi họ tính toán tỉ mỉ và khéo

léo lạ lùng, nhuộm trước các sợi đường dọc và đường canh từng đoạn dài
ngắn bao nhiêu đó, để khi dệt xong không phân biệt được bề mặt và bề trái.
Từ thứ hàng len gọi là Khaddar tới thứ hàng gấm mịn thêu kim tuyến, từ
thứ pyjama

[4]

rất đẹp tới những khăn “san” (châle) Cachemire

[5]

nhìn

kĩ cũng không thấy đường khâu

[6]

, thứ nào cũng rất đẹp, tỏ rằng nghệ

thuật đã có từ lâu đời lắm, tinh vi lắm mà người thợ Ấn cơ hồ bẩm sinh là
một nghệ sĩ.

II. ÂM NHẠC


Một buổi hoà nhạc ở Ấn - Nhạc và vũ – Nhạc công – Các âm giai – Các đề
tài – Âm nhạc và triết học.

Một du khách Mĩ được mời tới dự một buổi hoà nhạc ở Madras. Ông ta ở
giữa một đám thính giả gồm khoảng hai trăm người Ấn coi bề ngoài thì có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.