LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 331

thần vũ, và vũ khúc Shiva tượng trưng sự vận hành của vũ trụ

[8]

.


Các người tấu nhạc, múa, hát cũng như mọi nghệ sĩ ở Ấn, đều thuộc những
tập cấp thấp nhất. Một người Bà La Môn ở nhà có thể vừa ca hát vừa gẫy
cây vina hoặc một cây đàn nào khác, nhưng không khi nào chịu chơi nhạc
vì tiền hoặc đưa một ống sáo, một chiếc kèn lên miệng mà thổi. Cho tới
thời mới đây, các buổi hoà nhạc còn rất hiếm ở Ấn Độ; ai thích nhạc thế
tục, thì có thể cao hứng hát lên hoặc gẩy một cây đàn; một vài gia đình giàu
có hội họp một ít người sành nhạc để nghe nhạc trong nhà cũng như ở châu
Âu. Chính vua Akbar cũng giỏi nhạc, và triều đình ông có một ban nhạc
trong đó kép hát Tansen nổi tiếng và giàu nhất, chết yểu hồi ba mươi bốn
tuổi vì uống rượu quá. Không có hạng tài tử, chỉ có hạng nhà nghề; người
ta cho giỏi nhạc không phải là một cái tài và không cha mẹ nào khuyến
khích trẻ thành một Beethoven. Công chúng không cần biết chơi nhạc mà
chỉ cần biết nghe nhạc thôi.

Vì ở Ấn Độ, biết nghe nhạc là cả một nghệ thuật cần phải luyện tâm hồn và
luyện tai rất lâu. Người Âu có thể không hiểu lời ca của Ấn; cũng như ở các
xứ khác, chỉ có hai đề tài chính: tôn giáo và ái tình, nhưng trong âm nhạc
Ấn, lời ca không quan trọng và kép hát Ấn đôi khi có thể thay bằng những
âm vô nghĩa, cũng như các văn sĩ cực kì tân thời của chúng ta

[9]

. Còn

nhạc Ấn thì dùng những âm giai tế vi, rắc rối hơn nhạc Âu. Âm giai châu
Âu có mười hai âm (ton), người Ấn thêm vào mười “vi âm” (microton)
nữa. Người Ấn có thể dùng chữ sanscrit để ghi “nốt” nhạc, nhưng thường
thường người soạn nhạc không chép lại cho người diễn tấu đọc, chỉ gẩy cho
môn đệ nghe rồi cứ theo cách đó mà chuyền tai nhau từ thế hệ này tới thế
hệ sau. Một câu nhạc không chia ra nhiều nhịp mà kéo dài thành một legato

[10]

bất tuyệt làm cho người phương Tây bỡ ngỡ. Không có hài âm mà

cũng bất chấp cả luật hoà âm, miễn sao cho êm tai thì thôi, có thể là có một
thứ bối cảnh âm điệu nào đó. Về điểm đó, nhạc Ấn giản dị, thô sơ hơn nhạc
Âu nhiều, nhưng về phương diện âm giai và âm tiết thì lại phức tạp hơn. Số
khúc điệu (mélodie) vừa hạn chế mà lại vừa vô hạn; hạn chế vì phải theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.