LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 333

Chắc chắn là người phương Tây chúng ta không bao giờ mê được nhạc Ấn,
và muốn hiểu nổi nó thì trước hết phải từ bỏ sự gắng sức, sự tấn bộ, sự ham
muốn, sự hoạt động để tìm cái thực thể , sự bất biến, sự an phận, sự nghỉ
ngơi rồi.

III. HOẠ


Môn hoạ thời tiền sử - Các bức hoạ ở Ajanta – Các tế hoạ Rajpute – Hoạ
phái Mông Cổ - Hoạ sĩ – Lí thuyết gia.

Con người quê mùa là con người phán đoán theo quan niệm hẹp hòi trong
miền mình ở, thấy cái gì hơi là lạ thì cho là dã man. Người ta kể chuyện
rằng hoàng đế Jehangir – một người sành và sáng suốt về nghệ thuật – lần
đầu tiên nhìn một bức tranh của châu Âu, tuyên bố ngay rằng “không thích
chỉ vì vẽ bằng sơn dầu”. Câu chuyện đó tỏ rằng một ông vua cũng có thể
quê mùa như ai, và Jehangir khó mà thích được một bức tranh sơn dầu cũng
như chúng ta khó mà thích được các tế hoạ (bức hoạ nhỏ xíu) của Ấn.

Các bức tranh vẽ loài vật bằng thổ hoàng (ocre) đó, nhất là bức vẽ một cuộc
đi săn con tê

[12]

, người ta thấy trong các hang thời tiền sử ở Singanpour

và Mirzapua

[13]

, chứng tỏ rằng môn hoạ đã có ở Ấn từ mấy ngàn năm

trước. Đào những lớp đất đá thời tân thạch khí, người ta còn thấy nhiều bàn
để pha màu, ở trên còn dính nhiều thứ đất màu. Nhưng lịch sử ngành hoạ ở
Ấn còn nhiều chỗ sót, chúng ta chỉ biết lờ mờ thôi, một phần vì thời tiết
nóng nực, ẩm thấp đã làm hư hại nhiều tài liệu cổ, một phần nữa vì bọn Hồi
“đập phá ngẫu tượng” từ thời Mahmud tới thời Aureng-Zeb đã huỷ hoại
gần hết những bức hoạ còn giữ lại được tới khi họ xâm lăng Ấn Độ. Cuốn
Vinaya Pitaka (khoảng 300 trước Công nguyên) có chép rằng cung điện
vua Pasenada có treo hàng dãy các bức hoạ dọc các hành lang; Pháp Hiển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.