LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 356


Chú thích:

[1]

Tuy nhiên, cũng có lệ ngoại, chẳng hạn bức tượng khổng lồ Phật Tổ

bằng đồng, cao hai mươi lăm mét mà Huyền Trang thấy ở Pataliputra; có lẽ
do Huyền Trang mà các vị sư khác từ Viễn Đông qua hành hương bên Ấn
Độ, trở về nước, kể chuyện lại, nên ở Nhật Bản thời sau mới có những
tượng Phật lớn ở Nara và Kamakura. [Cả hai tượng Phật đó đều bằng đồng,
tượng ở Nara cao 15 mét, tượng ở Kamakura cao 11,4 mét. Ở Trung Hoa
cũng có những tượng Phật rất lớn, lớn nhất là tượng Phật Di Lạc ở Tứ
Xuyên, tượng bằng đá, đục trong núi, cao khoảng 71 mét. (Goldfish)].

[2]

Cũng ở Java. (Goldfish).

[3]

Cũng là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trong Phật giáo. (Goldfish).

[4]

Đều là nữ thần trong thần thoại Hi Lạp: Demeter tượng trưng trái đất

sinh ra mùa màng, cây cối, nuôi vạn vật, cũng tượng trưng người mẹ;
Aphrodite là nữ thần sắc đẹp và ái tình. (ND).

[5]

Cách bố trí đó giống với các giáo đường đạo Ki Tô, làm cho người ta

ngờ rằng nơi thờ phụng đầu tiên của Ki Tô giáo đã chịu ảnh hưởng của kiến
trúc Ấn Độ.

[6]

Kiểu này xuất hiện ở châu Âu vào thế kỉ XII. Người ta gọi tên như vậy

vì tưởng lầm rằng dân tộc Goth đã tạo ra nó.

[7]

Tức cổng vòm. Bản tiếng Anh chép là: mandapam or porch. Sách in là

Man-dapan. (Goldfish).

[8]

Swastika là một từ ngữ sanscrit có nghĩa là sung sướng, an lạc. Biểu hiệu

đó được rất nhiều dân tộc mọi thời, từ những thời bán khai, dùng để tượng
trưng hạnh phúc hoặc vận may. [Biểu hiệu này ta thường gọi là chữ vạn
hoặc dấu thập ngoặc. (Goldfish)].

[9]

Meadows Taylor bảo: “Không thể nào mô tả được nghệ thuật chạm trổ

các cột các mí cửa các đầu cửa ở đền nầy. Dù là đồ vàng bạc cũng không
tinh vi, khéo léo được như vậy. Đá cứng như vậy, họ dùng những khí cụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.