cẩm thạch, cửa tò vò hình bán nguyệt hơi nhọn ở trên và gồm nhiều bán
nguyệt nhỏ coi như bông hoa; ngai vàng trang hoàng hình con công, nổi
tiếng khắp thế giới; tường nhận bảo thạch thành những chữ ghi những lời
tự đắc này của một thi sĩ Hồi: “Nếu có một cảnh thiên đường ở cõi trần này
thì cảnh đó ở đây, ở đây, ở đây!”. Ta có thể có một ý niệm phỏng chừng về
sự phong phú của “Ấn Độ dưới triều các Mogol”, khi nghĩ rằng, theo lời sử
gia lớn nhất về kiến trúc
thì cung điện ở Delhi chiếm một diện tích
rộng gấp hai lâu đài vĩ đại Escurial
, và đương thời rực rỡ, nó được coi
là “cung điện đẹp nhất phương Đông, có lẽ nhất thế giới nữa”
Thành Agra nay đã đổ nát
và chúng ta chỉ có thể đoán phỏng chừng
thời huy hoàng nó ra sao thôi. Hồi xưa, ở giữa vườn ngự uyển, có điện (mái
tròn) Trân Châu, điện Bảo Ngọc, chính điện và điện riêng của nhà vua,
ngọc điện (nơi bày ngai vàng), các phòng tắm nước ấm, phòng Gương,
cung của vua Jehangir và vua Jehan, cung Hoa Lài của Nur Jehan và tháp
Hoa Lài mà Jehan, khi bị giam, ngày ngày đứng ngó ngôi lăng của Mumtaz
Mahal, bà hậu yêu quí của ông, lúc đó yên giấc ngủ ngàn thu ở bờ bên kia
sông Jumna.
Không ai không biết tiếng ngôi lăng đó, gọi tắt là Taj Mahal. Nhiều kiến
trúc sư danh tiếng cho nó là công trình kiến trúc hoàn toàn nhất hiện còn
bảo tồn được. Ba nghệ sĩ cùng nhau vẽ bản đồ: một người Ba Tư, Ustad
Isa; một người Ý, Gieronimo Veroneo và một người Pháp, Austin de
Bordeaux. Cơ hồ không có một người Ấn nào dự vào việc đó, hoàn toàn là
một kiến trúc Hồi, phi Ấn; ngay các thợ chuyên môn cũng đưa từ nơi khác
qua, như từ Bagdad, Constantinople và các đô thị Hồi giáo khác. Liên tiếp
hai mươi hai năm, hai mươi hai ngàn người bị ép buộc xây cất Taj, và mặc
dầu cẩm thạch do đại vương Jeypore tặng, mà công trình xây cất cũng tốn
kém 230 triệu Mĩ kim
, một số tiền vĩ đại vào thời đó.