LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 378

dân gian. Ramakrishna, một người Bà La Môn nghèo ở Bengale, đã có hồi
theo đạo Ki Tô, mê Chúa Ki Tô

[8]

, lại có hồi ông theo Hồi giáo, dự các lễ

của tôn giáo nghiêm khắc đó, nhưng chẳng bao lâu ông trở về Ấn giáo, thờ
cả nữ thần hung dữ Kali [vợ thần Shiva và là nữ chúa ở Âm Ti] mà ông
biến thành một Thần Mẫu rất âu yếm, hiền từ. Ông bài xích thuyết chủ trí,
chủ trương điều khiển và hợp nhất tình thương: Bhakti-yoga. Ông bảo: “Sự
nhận thức Thượng Đế, khác với lòng yêu Thượng Đế, cũng như đàn ông
khác với đàn bà. Tri thức chỉ vô được những đền thờ ở ngoài, chỉ lòng yêu
mới đạt được những bí ẩn sâu kín nhất của Thượng Đế”. Trái với Ram
Mohun Roy, Ramakrishna không chịu học thêm, ông không biết tiếng
Sanscrit, không biết tiếng Anh; không viết lách gì cả và tránh các cuộc
tranh luận. Một hôm một nhà luận-lí-học hỏi ông: “Tri thức là gì? Chủ thể
biết là gì? Khách thể được biết là gì?”, ông đáp: “Ông ơi, tôi đâu có biết tất
cả những tế vi kinh viện đó, tôi chỉ biết Thần Mẫu của tôi và chỉ biết rằng
Ngài đã sinh ra tôi”. Ông dạy các tín đồ: Tôn giáo nào cũng có chỗ tốt: mỗi
tôn giáo cho ta một phương tiện đạt được Thượng Đế hoặc ít nhất cũng là
một giai đoạn trên con đường đựa tới Thượng Đế, và hợp với trí tuệ và tấm
lòng của người đi tìm chân lí. Cải giáo là chuyện điên khùng, cứ theo con
đường của mình và tìm hiểu cái tinh tuý của tôn giáo mình. “Dòng sông
nào cũng đổ ra biển. Cứ theo dòng sông của mình, mặc người khác theo
phía họ”. Ông chấp nhận đa thần giáo trong dân chúng, có chút cảm tình
với tín ngưỡng đó nữa, mà cũng cung kính chấp nhận cả thuyết nhất thần
của các triết gia; nhưng riêng ông thì ông tin rằng Thượng Đế ở trong mọi
người và cách chân chính để thờ phụng Ngài là yêu toàn thể nhân loại.

Nhiều người có tâm hồn cao thượng, trong giới giàu có cũng như trong giới
nghèo khổ, Bà La Môn có, hạng “ti tiện” có, coi ông là Guru (tôn sư) và lập
một hiệp hội dưới danh nghĩa của ông. Tín đồ xuất sắc nhất là một
Kshatriya trẻ tuổi, tự đắc tên là Narendranath Dutt, làu thông học thuyết
của Darwin và Spencer, xin được gặp ông. Lúc đó, chàng là một người bất
mãn vì chủ trương vô thần, thắc mắc, đau khổ, nhưng lại khinh tôn giáo mà
chàng cho là chỉ gồm toàn những thần thoại, những mê tín dị đoan. Chàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.