LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 388

đa thê không có bao nhiêu; và các du khách thất vọng rằng gần như không
còn bọn vũ nữ trong các đền nữa. Không có nước nào mà phong tục cải
lương mau như vậy. Đời sống kĩ nghệ tại các thành thị làm cho phụ nữ cởi
bỏ khăn che mặt, ra khỏi phòng khuê kín mít; hiện nay chỉ còn độ 6% phụ
nữ chịu nhận tình cảnh cấm cung đó. Một số báo định kì đăng những bài rất
linh động về các vấn đề nóng hổi nhất cho phụ nữ đọc; một hội hạn chế
sinh dục đã thành lập và dám nhìn thẳng vào vấn đề nghiêm trọng nhất đó
của Ấn. Trong nhiều tỉnh phụ nữ đã đi bầu và có người lãnh chức vụ trong
chính quyền. Nhiều người có bằng cấp đại học, làm y sĩ, luật sư, giáo sư.
Rồi đây có lẽ nhiệm vụ sẽ đảo ngược lại và phụ nữ sẽ cầm quyền

[24]

.


Trong lời kêu gọi nẩy lửa dưới đây của một môn đệ Gandhi, ai mà chẳng
thấy ảnh hưởng của phương Tây:

“Hỡi các bà các cô, hết cái chế độ Purdah cổ hủ rồi! Xin các bà các cô
mau mau liệng hết xoong, chảo, nồi niêu vào một xó mà bước ra khỏi nhà
bếp ngay đi! Chùi nước mắt đi để nhìn một thế giới mới đương tới. Để mặc
đàn ông họ làm bếp lấy. Có biết bao việc phải làm cho Ấn Độ thành một
quốc gia!”

[25]

.

[1]

Trong trận Rossbach năm 1757, Pháp thua Phổ. Trong trận Waterloo

(1815) Pháp thua Anh-Phổ. Vì vậy mà Pháp suy, Anh mạnh. (ND).

[2]

Thời đó người Âu gọi Ấn là Đông Ấn để phân biệt với Tây Ấn, tức

châu Mĩ. (ND).

[3]

Họ mua ở Ấn với giá hai triệu đồng thì bán lại ở Anh với giá mười

triệu. Cổ phần công ty tới 600.000 quan.

[4]

Cipaya là người Ấn đi lính cho Anh (hoặc Pháp). Tiếng Anh Sepoy, do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.