tiếng Ba Tư Sipâhi là lính. (ND).
[Sepoy là lính Ấn trong quân đội Anh-Ấn. (Goldfish)].
Có nghĩa là “Hội Brahma” tức “Hội những người thờ phụng Brahman,
Đấng Tối Cao”.
Sử gia và triết gia Anh (1773-1836) cha của kinh tế gia Stuart Mill.
(ND).
Hiện nay chỉ còn khoảng 5.500 người gia nhập hội đó. Một cải cách
khác, phong trào Arya-Somaj (Hội Aryan) do Swami Dyananda khởi
xướng, được Lala Laipat Rah (nay đã mất) khéo điều khiển, bài xích chế độ
tập cấp, đa thần giáo, sự mê tín dị đoan, sự thờ ngẫu tượng và cả Ki Tô giáo
mà thuyết phục người Ấn trở về tôn giáo thời cổ trong các kinh Veda. Môn
đồ hiện nay được khoảng nửa triệu. Thông thiên học nhào lẫn thần bí giáo
Ấn Độ và Ki Tô giáo, do hai người đàn bà ngoại quốc – bà Blavatsky
(1878) và bà Annie Besan (1893) – thành lập, truyền bá ở Ấn, trái lại, là
một phong trào phát sinh do sự ảnh hưởng của Ấn giáo tới Ki Tô giáo.
Cho tới khi chết, ông tin rằng Chúa Ki Tô là một vị thần, nhưng ông
cũng cho rằng Phật Tổ, Khrisna và vài vị nữa là nhục thể của Đấng Thượng
Đế duy nhất. Ông nói với Vivekananda rằng chính ông cũng là nhục thể của
Rama và Khrisna [tên ông là Ramakhrisna].
Tôi ghi thêm “cặp tai của Ngài” vì trong bản tiếng Anh chép là:
everywhere His hands, everywhere His feet, everywhere His ears, và vì
đoạn dẫn ở đầu sách cũng có mấy chữ “cặp tai của Ngài”. (Goldfish).
Đoạn này đã dẫn ở đầu sách, nhưng câu cuối khác hẳn. (ND).
Tôi tạm thêm mấy chữ “vừa có tính cách thần bí”. Nguyên văn cả câu:
The paintings of Abanindranath Tagore share modestly in the voluptuous
mysticism and the delicate artistry that brought the poetry of his uncle to
international fame. (Goldfish).
Tức thi sĩ Rabindranath Tagore. (ND).
Percy Bysshe Shelley (1792-1822) – nhà thơ Anh, một trong những
nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX. (theo Wikipedia). (Goldfish).
Tiếng Anh là slate, nghĩa là tấm bảng đá của học sinh, dùng phấn để
viết lên. (Goldfish).