LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 391

Will Durant

Lịch sử văn minh Ấn Độ

Người dịch: Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG IX (B)

V. PHONG TRÀO QUỐC GIA

Các sinh viên Âu hoá – Thần linh hoàn tục – Quốc dân hội nghị

Năm 1923 có trên ngàn người Ấn du học ở Anh; có thể đoán phỏng chừng
rằng ở Mĩ số sinh viên Ấn cũng xấp xỉ như vậy, và rải rác khắp các nước
khác cũng có một số tương đương. Họ lấy làm ngạc nhiên rằng công dân
mạt hạng ở Tây Âu và Mĩ cũng có được đủ các quyền lợi; họ học về các
cuộc cách mạng Pháp và Mĩ, vùi đầu đọc các sách viết về các cuộc cải cách
và cả các cuộc nổi loạn nữa; họ say mê nghiên cứu bản Tuyên ngôn nhân
quyền, bản Tuyên ngôn độc lập của Huê kì và Hiến pháp Huê kì; họ trở về
nước truyền bá những ý tưởng dân chủ và tự do mà họ quí như lời trong
Thánh kinh. Những ý tưởng đó được hoan nghênh nhiệt liệt nhờ những tấn
bộ của phương Tây về kĩ nghệ và khoa học, nhờ sự thắng trân của Đồng
minh trong thế chiến [thứ nhất]; chẳng bao lâu mỗi sinh viên ở ngoại quốc
về đó đều cho tiếng “tự do” là lời hô hào xung phong. Người Ấn hấp thụ
tinh thần tự do trong các trường học Anh và Mĩ.

Những sinh viên phương Đông sống ở phương Tây đó chẳng phải chỉ chấp
nhận một lí tưởng chính trị nào đó mà thôi, họ còn mất cả tín ngưỡng tôn
giáo nữa. Trong đời sống một cá nhân cũng như trong lịch sử một dân tộc,
hai sự tiến hoá đó thường đi đôi với nhau. Bọn thanh niên đó, khi mới đặt
chân lên châu Âu còn rất kính tín, còn thờ phụng các thần Krishna, Shiva,
Vichnou, Kali, Rama…, nhưng rồi tiếp xúc với khoa học, các tín ngưỡng cổ
truyền của họ sụp đổ hết ráo. Tín ngưỡng tôn giáo đó là linh hồn của dân
tộc, bọn người Ấn Âu hoá không còn tín ngưỡng nữa, nay trở về nước, vừa
buồn rầu vừa mất hết ảo tưởng: đối với họ thì các thần linh đã chết và rớt từ
trên trời xuống

[1]

. Như vậy thì làm sao một thế giới không tưởng chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.