LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 392

thay thế giới thần linh, quan niệm dân chủ chẳng thay quan niệm Niết Bàn,
thần Tự Do chẳng tiếm ngôi Thượng Đế? Phong trào tư tưởng mới đã xảy
ra ở châu Âu giữa thế kỉ XVIII, bây giờ đang diễn lại ở phương Đông.

Tuy nhiên các tư tưởng mới đó truyền bá không lấy gì làm mau. Năm 1855
vài người Ấn trong giai cấp lãnh đạo họp nhau ở Bombay, thành lập “Quốc
dân hội nghị Ấn”, nhưng lúc đó có lẽ họ chưa nghĩ tới cái chuyện đòi độc
lập. Vì Huân tước Curfon dùng chính sách chia xứ Bengale (nghĩa là phá sự
thống nhất mà làm suy nhược miền tấn bộ nhất của Ấn về phương diện
chính trị), nên các nhà ái quốc nổi dây và phong trào của họ có tính cách
gây loạn. Trong cuộc hội nghị năm 1905, Tilak cương quyết, không chịu
nhượng bộ đòi được chính thể Swaraj. Ông ta dùng những ngữ căn sancrit
tạo ra từ ngữ mới đó mà người Anh dịch là “seft rule” (tự trị). Cũng trong
năm có nhiều biến cố đó, Nhật thắng Nga và phương Đông từ một thế kỉ
rồi, sống sợ sệt dưới cái ách của phương Tây, bây giờ bắt đầu nghĩ tới sự
giải phóng châu Á. Sau đó, Trung Hoa đứng sau Tôn Dật Tiên cầm khí
giới, bắt tay với Nhật

[2]

. Ấn Độ không có khí giới, quân đội, bầu một

nhân vật kì dị nhất trong lịch sử làm thủ lãnh, và thế giới được mục kích
một cảnh chưa từng xảy ra, cảnh một cuộc cách mạng do một vị thánh lãnh
đạo, chẳng cần súng ống gì cả.

VI. MAHATMA GANDHI


Chân dung một vị thánh – Nhà tu hành khổ hạnh – Tín đồ Ki Tô giáo –
Cuộc nổi loạn năm 1921 – “Tôi là con người” – Những năm ở tù – “Tân
Ấn Độ” – Cuộc cách mạng bằng guồng quay sợi – Sự nghiệp của Gandhi.

Xin độc giả thử tưởng tượng con người xấu xí, ốm o, yếu ớt nhất châu Á,
mặt và mình mẩy như đồng đen, tóc hoa râm nhưng đầu cạo trọc, lưỡng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.