LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 61

Có bài thơ đó rồi, thế là các tác giả các Upanishad chỉ việc nắm lấy những
vấn đề nêu ra trong bài mà tạo ra tác phẩm đặc biệt nhất mà cũng tuyệt diệu
nhất của tinh thần Ấn Độ.

VII. TRIẾT LÍ TRONG CÁC UPANISHAD


Tác giả - Đề tài – Trí năng chống với trực giác – Atman – Brahman – Hai
cái đó là một – Miêu tả Thượng Đế - Cứu rỗi - Ảnh hưởng của Upanishad
– Emerson và Brahma

Triết gia Schopenhauer bảo: “Khắp thế giới không có gì ích lợi, nâng cao
tâm hồn con người bằng các Upanishad. Nó an ủi đời sống của tôi, nó sẽ an
ủi tôi khi chết”. Không kể mấy đoạn văn trong Potah-hotep

[7]

thì

Upanishad là một tác phẩm triết lí và tâm lí cổ nhất của nhân loại, công
trình kiên nhẫn nhất và cực kì tế nhị mà loài người đã gắng thực hiện để tìm
hiểu những bí mật của tâm linh và thế giới. Upanishad cổ như tác phẩm của
Homère mà đồng thời lại mới như học thuyết của Kant.

Tên đó gồm chữ upa nghĩa là gần, và chữ shad nghĩa là ngồi. Theo nghĩa
gốc, Upanishad là “ngồi gần” thầy, từ đó chuyển ra nghĩa: bí giáo mà các
ông thầy truyền cho các môn sinh thân tín. Có tám trăm bài giảng soạn vào
khoảng từ 800 đến 500 trước công nguyên, tác giả là các vị thánh hay hiền.
Tám trăm bài giảng đó không gồm thành một hệ thống triết lí mạch lạc, mà
chỉ là những ý kiến rời rạc, những đại cương và bài giảng của nhiều nhà
không có tinh thần phân biệt triết lí và tôn giáo mà muốn tìm hiểu chân lí
giản dị, căn bản khuất ở sau cái bề mặt thiên hình vạn trạng của mọi vật,
tìm hiểu rồi thành kính nhập vào với chân lí đó.

Trong các Upanishad có nhiều chỗ vô lí, mâu thuẫn, ngây thơ, đôi khi có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.