LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 107

Ngàn vàng là cái lợi lớn đấy, khanh tướng là một vị tôn quí đấy. (Nhưng
này) ông có thấy con bò làm vật hi sinh trong lễ tế Giao không? Người ta
nuôi nó mấy năm, cho nó bận áo gấm thêu đủ màu để dắt nó vào thái miếu.
Lúc đó, giá nó muốn làm một con heo con cô độc, phỏng có được chăng?
Thôi, ông đi ngay đi, đừng làm ô uế ta nữa. Ta thà ngao du trong cái rãnh
bẩn cho thích chí chớ không chịu trói buộc tấm thân vì việc nước. Suốt đời
ta không làm quan đâu, để thoả lòng ta!”. (Goldfish).

[6]

Trong cuốn Trang Tử, cụ Nguyễn Hiến Lê cho rằng những thiên trong

Ngoại thiên (như các thiên được Durant trích dẫn trong tiết này: Thu thuỷ,
Tại hựu, Mã đề, Sơn mộc, Chí lạc); và cả những thiên trong Tạp thiên nữa
(như Liệt Ngự Khấu), không phải do Trang tử viết. (Goldfish).

[7]

Triết gia Hi Lạp, thế kỉ thứ V trước T.L. (ND).

[8]

Sách in: Nhưng cái Đạo mà chỉ có một số rất ít người thần bí đặc biệt

có thiên tử hiểu được đó là cái gì? Tôi tạm thay “có thiên tử” bằng “có
thể”. Nguyên văn tiếng Anh: What is the Tao that the rare and favored
mystic sees.
(Goldfish).

[9]

Nguyên văn: Tri thiên địa chi vi đề mễ dã, tri hào mạt chi vi khưu sơn

dã, tắc sai số đỗ hĩ”, có người hiểu là… thì mới biết rõ chỗ sai biệt. (ND).
[Sách in sai vài chữ, tôi đã sửa lại dựa theo bài đăng trên trang

http://www.wzdu.com/shenghuorizhi/zwqscd_xqzz_zz_75844.html

:

知 天

地之爲稊米也, 知豪末之爲丘山也, 則差數覩矣 . Trong cuốn Trang tử,
cụ Nguyễn Hiến Lê dịch là: Biết trời đất chỉ nhỏ bằng hột kê mà đầu chiếc
lông lớn bằng đồi, núi, tức là hiểu rõ cái độ số sai biệt rồi
. (Goldfish)].

[10]

Nguyên văn: “Chủng hữu cơ”, nên dịch là phôi chủng có một cái “cơ”

tế nhị [để biến đổi]. Cơ: cơ cấu máy móc. (ND).

[11]

Đoạn này chứa toàn những tên vật rất lạ, Từ Hải cũng không có. (ND).

[12]

Trong cuốn Trang tử, cụ Nguyễn Hiến Lê dịch trọn bài Chí lạc – 7 như

sau: Phôi chủng có bộ phận cực nhỏ gọi là “cơ”. Cái cơ đó gặp nước thì
thành một thứ cỏ tựa như tơ, gọi là “tuyệt” (H.C.H. bảo đọc là tuyệt, D.N.L.
đọc là kế), gặp chỗ đất giáp nước thì thành rêu xanh, gặp chỗ khô trên gò
thì thành một thứ cỏ gọi là “xa tiền thảo”. Xa tiền thảo ở chỗ có phân thì
thành “ô túc thảo” [cỏ chân quạ], rễ ô túc thảo biến thành bọ ray, còn lá thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.