xem dân tộc nào ưu tú nhất thì vị đó tất tặng giải nhất cho người Trung
Hoa”. Ông khẩn khoản xin Nga hoàng Pierre Đại Đế mở một con đường
dắt qua Trung Hoa, và thúc đẩy thành lập ở Moscou và Berlin những hội
mục đích là “kéo Trung Hoa ra khỏi sự cô lập, để Trung Hoa và Âu Tây
trao đổi văn minh với nhau”. Năm 1721, Christophe Wolff đáp lời kêu gọi
ấy, diễn thuyết tại Halle về “triết lí thực tế của người Trung Hoa”. Người ta
trách ông là vô thần và ông phải ngưng diễn giảng, nhưng khi Frédéric II
lên ngôi ở Prusse thì nhà vua vời Wolff lại triều, trả ông hết chức tước.
Các người theo “Phong trào ánh sáng” hăm hở đọc triết học Trung Hoa;
thời đó người ta mê kiểu vườn Trung Hoa và trong nhà bày các đồ Trung
Hoa. Hình như các nhà theo chủ nghĩa trọng nông, đã chịu ảnh hưởng của
Lão tử và Trang tử mà đưa ra thuyết phóng nhiệm, không can thiệp; và
Rousseau có thời dùng một thứ ngôn ngữ giống Lão tử quá, khiến ai đọc tới
cũng nghĩ ngay tới Lão và Trang, còn Khổng tử và Mặc tử nếu có óc mỉa
mai thì có thể so sánh với Voltaire tới một mức độ nào đó. “Tôi đã chăm
chú đọc những sách của ông ấy, tôi đã trích ra nhiều đoạn, tôi chỉ thấy một
thứ luân lí thuần tuý nhất, không có một chút màu sắc phỉnh gạt nào của”
Gœthe bảo rằng từ năm 1770, ông đã dự định đọc các triết gia thời cổ
Trung Hoa, và mãi tới bốn mươi ba năm sau, ông già hiền minh đó mới
chúi đầu đọc sách Trung Hoa.
Tôi mong rằng chương quá ngắn và quá nông cạn này về triết học Trung
Hoa gợi cho độc giả với ý bắt chước Gœthe, Voltaire và Tolstoi mà tìm đọc
thẳng các tác phẩm triết học đó.