xum xoe, gượng cười để thờ đàn bà? Nên liêm khiết, chính trực để được
trong sạch chăng? Hay nên tròn trĩnh, trơn tru, như mỡ, như da để được
như cái cột tròn?...
Để giải tình trạng tiến thoái lưỡng nan ấy, Khuất Bình đâm đầu xuống sông
Mịch La (khoảng 350 trước T.L)
và cho tới ngày nay, dân Trung Hoa
mỗi năm còn làm lễ Thuyền Rồng để kỉ niệm cái chết đó; ngày lễ, người ta
làm bộ tìm xác ông trên khắp các dòng sông.
Con người thống nhất được Trung Quốc, [Tần Thuỷ Hoàng] gốc gác thật
xấu xa khó tưởng tượng được. Các sử gia cho rằng ông là con hoang của
một hoàng hậu nước Tần với một tể tướng họ Lữ tác giả bộ Lữ thị Xuân
Thu [thực ra bộ này của môn khách của Lữ Bất Vi viết], mà Lữ cho treo ở
cửa dinh một ngàn đồng tiền vàng để thưởng người nào sửa được dù chỉ
một chữ thôi trong bộ sách. Con trai ông không được di truyền văn tài của
ông. Tư Mã Thiên bảo rằng Tần Thuỷ Hoàng bắt cha phải tự tử, hành hạ
mẹ và lên ngôi Tần vương năm mười hai tuổi. Năm hai mươi tám tuổi, ông
ta bắt đầu lần lượt chiếm hết các nước chư hầu khác: chiếm nước Hàn năm
-230, nước Triệu năm -228, nước Nguỵ năm -225, nước Sở năm -223, nước
Yên -222, sau cùng năm -221 chiếm nước quan trọng nhất là Tề. Lần đó là
lần đầu tiên Trung Hoa được thống nhất, sau bao nhiêu thế kỉ chia rẽ, loạn
lạc. Ông ta lên ngôi lấy hiệu là Thuỷ Hoàng Đế, và tức thì tạo cho đế quốc
một tổ chức vững bền.
Các sử gia Trung Hoa thù ghét ông nhất đời, tả ông như sau: “Mũi dô ra,
mắt lớn, đầu và ngực như chim ưng, giọng như giọng loài lang sói, không
có chút từ tâm nào cả, lòng dạ như cọp”. Tình tình cương cường, cố chấp,
cho mình là thượng đế, dùng sắt và máu để thống nhất Trung Hoa, như một
Bismarck
kiêm một Nietzsche. Một trong những công việc đầu tiên của
ông sau khi lên ngôi Hoàng Đế, là xây cất thêm để nối những khúc thành
luỹ đã có sẵn ở biên giới, hầu che chở Trung Hoa khỏi bị các rợ phương
Bắc xâm lăng; ông ta sai bắt không biết bao nhiêu kẻ chống đối ông, đưa