LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 154


VIII. TUỒNG

Tuồng không được trọng ở Trung Hoa – Nguồn gốc – Vở tuồng – Khán giả
- Đào kép – Âm nhạc

Khó mà định địa vị cho tuồng Trung Hoa

[15]

vì môn đó không được người

Trung Hoa coi là nghệ thuật hay văn học. Như nhiều yếu tố khác trong đời
sống loài người, cái gì được dân thích thì lại không được trọng. Rất ít khi
chúng ta biết được tên tác giả vở tuồng; còn các đào kép thì mặc dầu tận
tuỵ với nghề nghiệp, rất có lương tâm, đôi khi rất nổi danh, nhưng vẫn bị
coi là hạ tiện. Có lẽ hầu hết các nền văn minh đều hơi khinh bọn đào kép
nhất là thời Trung cổ, khi mà kịch phương Tây bắt đầu thoát li kịch tôn
giáo đã phát sinh ra nó.

Tuồng Trung Hoa cũng có một nguồn gốc tương tự. Dưới đời Chu, trong
các cuộc tế lễ, có vài vũ khúc múa bằng que hay roi. Tương truyền các vũ
khúc đó sau bị cấm vì có tính cách thô tục, có lẽ từ đó mới phát sinh ra thứ
tuồng thế tục, không có tính cách tôn giáo nữa. Đường Minh Hoàng, ông
vua đã che chở nhiều môn nghệ thuật, luyện tập một nhóm đào kép trẻ gọi
là “Lê viên đệ tử (bọn trẻ vườn lê), nhờ vậy tuồng thoát li được tôn giáo mà
phát triển; nhưng phải tới đời Hốt Tất Liệt [tức Nguyên Thái Tổ: 1280-
1294], tuồng mới thành một môn nghệ thuật của quốc gia. Năm 1031, một
hậu duệ của Khổng tử, tên là Tao-fu [?]

[16]

được phái làm sứ thần ở Mông

Cổ; trong một buổi tiếp rước, người Mông Cổ diễn một tuồng cho ông coi,
mà trong tuồng đó vai Khổng tử lại do một vai hề đóng. Tao-fu nổi giận, bỏ
về, không coi, nhưng về tới Trung Hoa, cũng như nhiều người khác đã qua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.