LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 156

phải bắt chước những kép hát đóng giả vai đó, mới mong được khán giả
hoan nghênh. Kép hát phải nhào lộn giỏi, khiêu vũ giỏi vì có nhiều vai
tuồng buộc họ phải cử động thật mềm mại, theo một qui tắc hợp với tiếng
nhạc. Cử động của họ đều tượng trưng, đúng với những qui ước rất cổ, rất
tỉ mỉ; những đào kép có tài như Mai Lan Phương

[18]

biết cử động tay

chân, thân thể một cách rất có nghệ thuật, và nội những cử động đó cũng
làm tuồng hát nên thơ được một phần lớn rồi. Tuồng Trung Hoa không
hoàn toàn là kịch, không hoàn toàn là ca kịch, cũng không hoàn toàn là vũ;
nó gồm cả ba, gần như có tính cách Trung cổ về nghệ thuật; nhưng trong
loại của nó thì phải nhận là nó đạt được mức hoàn hảo cũng như nhạc của
Palestina

[19]

hoặc như những cửa sổ gắn kính vẽ trong các giáo đường.


*

Về phương diện nghệ thuật, âm nhạc Trung Hoa ít khi được độc lập,
thường phải lệ thuộc tôn giáo hoặc tuồng. Theo truyền thuyết, ông thuỷ tổ
của nó, cũng như nhiều môn khác, là vua Phục Hi. Sách Lễ kí có trước
Khổng tử đã chép hoặc kể tên nhiều chương về nhạc; và sách Tả truyện,
một thế kỉ sau Khổng tử, đã ca tụng các điệu nhạc để hoà với các bài hát
nước Nguỵ. Ngay thời Khổng tử, nhạc đã là một kĩ thuật thành thục từ lâu,
có qui tắc nhất định rồi và những người ưa yên tĩnh đã lo ngại về một số
canh tân trong âm nhạc; còn các triết nhân thì phàn nàn rằng các điệu dâm
ô lấn át những điệu thanh nhã thời trước! Sau này do ảnh hưởng của Hi Lạp
– Tây Vực và Mông Cổ, âm giai Trung Hoa vốn đơn sơ hoá phức tạp hơn.
Người Trung Hoa biết chia bát độ âm giai (octave) thành mười hai bán âm,
nhưng họ vẫn thích ghi nhạc bằng ngũ âm tương ứng với các âm fa, sol, la,
si, do, re, mi
của phương Tây. Họ đặt tên cho những âm đó là Cung (như
vua), Thương (như quan), Dốc (như dân), Chuỷ (như việc), (như vật)

[20]

. Họ biết phép hoà thanh (harmonie) nhưng ít khi dùng tới lắm trừ phi

để lên dây đàn, hoà hợp các nhạc khí với nhau. Nhạc khí gồm các thứ để
thổi: sáo, tiêu, kèn, còi; các thứ có dây như: đàn thất huyền, đàn tì bà; và
các thứ để gõ: trống lớn trống nhỏ, chuông chiêng, chũm, choẹ, phách và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.