và Nietzsche sau này chắc cũng đáp như ông – rằng “thiện” với “ác” như là
những thành kiến, có lợi cho cá nhân hay nhân quần thì gọi là thiện, có hại
thì gọi là ác. Còn thiên nhiên thì siêu thiện ác, không biết những danh từ
con người tạo ra đó. Một môn đệ của ông [tên là Khản] kể lại rằng – nếu
không phải là bịa ra – cuộc đối thoại dưới đây mà chúng ta có thể đặt cho
nhan đề là Siêu thiện ác:
Một lát sau thầy bảo: “Quan niện thiện và ác đó phát khởi từ thân thể ta,
cho nên nó sai”. Tôi không hiểu rõ. Thầy giảng thêm: “Sinh ý của trời đất
có thể so sánh với trường hợp hoa và cỏ. Làm sao phân biệt được thiện và
ác trong hoa, cỏ. Anh thích ngắm hoa thì cho hoa là “thiện”, cỏ là “ác”.
Tới lúc anh cần dùng cỏ thì anh sẽ cho cỏ là “thiện”. Anh phân biệt thiện
ác như vậy chỉ do anh thích hay không thích. Do đó mà biết là anh lầm”.
Tôi thưa: “Nếu vậy thì không có thiện có ác chăng?” Thầy bảo: “Khi cái lí
mà tĩnh thì không phân biệt thiện và ác; khi nó động thì có thiện và ác.
Không động cái khí tức là không có thiện có ác nữa, như vậy là chí thiện…
[ Truyền tập lục].
Tôi thưa: “Vậy thiện và ác không ở trong sự vật”.
Người bảo: “Chúng không có trong tâm của anh”
Vương Dương Minh và đạo Phật gióng lên tiếng chuông duy tâm siêu hình
đó là điều có ích cho các môn đồ Khổng giáo lúc nào cũng nghiêm chỉnh,
kiêu căng, vì tuy phái này có những quan niệm đúng nhất về bản tính của
con người và về chính trị, nhưng mắc cái tật hãnh diện về sự minh triết của
mình, riết rồi thành một giới quan lại cố chấp, ghét những tư tưởng tự do,
phiêu lưu. Lần lần phái Chu Hi thắng thế, bài vị của Chu được long trọng
được đặt trong Khổng miếu, lối chú giải ngũ kinh tứ thư của ông được các
môn đồ Khổng giáo chính thống suốt bảy trăm năm coi là đúng nhất, như
vậy chỉ là lương tri đã thắng những tế nhị của óc siêu hình; nhưng một dân