diễn được 40.000 chữ viết, thành thử mỗi tiếng có từ bốn đến chín thanh,
cứ mỗi thanh lại có một nghĩa khác, đọc lên nghe du dương như “hát”. Các
cử động khi nói và văn mạch khi viết bổ túc cho những thanh đó: chẳng
hạn, âm I trỏ tới sáu mươi chín vật khác nhau
; âm shi có năm mươi
chín nghĩa
, âm ku có hai mươi chín nghĩa
. Không có ngôn ngữ
nào vừa rắc rối, tế nhị vừa gọn như vậy.
Chữ viết của họ còn lạ lùng hơn tiếng nói của họ nữa. Những vật khai quật
được ở Hà Nam có vào khoảng đời Thương, còn mang những những chữ
khắc gần y hệt những chữ dùng ngày nay tới nỗi – không kể vài người
Copte hiện còn nói cổ ngữ Ai Cập – người ta có thể bảo rằng tiếng Trung
Hoa là tiếng nói cổ nhất và phổ biến nhất thế giới hiện nay. Cứ theo một
đoạn trong Đạo đức kinh thì mới đầu họ dùng lối kết thằng để thông tin. Có
lẽ bọn thầy pháp cần phải vẽ bùa và bọn làm đồ gốm muốn đánh dấu những
bình, chén chế tạo, đã giúp cho một lối chữ tượng hình phát triển. Mới đầu
có lẽ có tới 600 dấu hiệu, sau thành những chữ căn bản của Trung Hoa. Hai
trăm mười bốn dấu hiệu được gọi là “bộ”. Những chữ được dùng là những
kí hiệu rất rắc rối trong đó yếu tố tượng hình đầu tiên được ghép thêm vài
dấu hiệu nữa để trỏ nghĩa hoặc cách đọc
. Không những mỗi tiếng, mà
cả mỗi ý cũng có một dấu riêng, chẳng hạn dấu hiệu này trỏ con ngựa, dấu
hiệu khác nữa trỏ “con ngựa trán có đốm trắng”. Một số chữ tương đối giản
dị, chẳng hạn một vòng tròn ở trên một nét ngang [tức chữ đán
旦 ] trỏ buổi
sáng; mặt trời với mặt trăng hợp với nhau trỏ ánh sáng [chữ minh
明 ]; một
cái miệng với một con chim trỏ tiếng chim hót, tiếng kêu [chữ minh
鳴 ];
một người đàn bà dưới một mái nhà trỏ sự bình an [chữ an
安 ]; một người
đàn bà với cái miệng, có nghĩa là “cong queo”, nguy hiểm
; một người
đàn ông và một người đàn bà hợp nhau là “bép xép”
; một người đàn bà
với hai cái miệng là gây lộn nhau
; một người đàn bà với một cây chổi
Về vài phương diện, Hoa ngữ là một ngôn ngữ sơ khai sở dĩ tồn tại tới ngày
nay là nhờ một óc thủ cựu hẹp hòi. Nó bất lợi nhiều hơn là có lợi. Người ta