LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 227

bảo một người Trung Hoa học thức phải bỏ ra từ mười đến năm chục năm
để thuộc 40.000 chữ của họ, nhưng nếu người ta nghĩ rằng những chữ ấy
không phải là tự mẫu, mà là những ý, vậy thuộc 40.000 ý thì bất kì người
nước nào cũng phải mất năm chục năm, chứ riêng gì người Trung Hoa.
Trong thực tế, một người Trung Hoa trung bình chỉ cần biết rõ ba hoặc bốn
ngàn chữ, mà nhờ có “bộ”, nên họ học cũng khá dễ dàng. Ngôn ngữ biểu ý
chứ không diễn âm đó có cái lợi này rõ rệt nhất: người Triều Tiên, người
Nhật cũng đọc nó được dễ dàng như người Trung Hoa, thành thử ở Đông Á
nó là một thứ quốc tế ngữ. Nó là mối liên lạc giữa dân khắp các miền Trung
Hoa, mỗi miền có một thổ ngữ, nói ra thì người miền khác không hiểu
được, nhưng viết ra thì ai cũng hiểu được nghĩa, mặc dầu đọc có khác [tức
lối bút đàm]. Thật là một cái lợi cả trong thời gian lẫn không gian. Bạch
thoại đã chia thành cả trăm thổ ngữ, còn văn ngôn thì từ xưa tới nay không
thay đổi mấy, thành thử cổ văn Trung Hoa viết cách nay trên hai ngàn năm,
người Trung Hoa có học nào cũng hiểu được, mặc dầu không biết người
xưa đọc mỗi chữ ra sao, hoặc hiểu mỗi “dấu” đó có khác ngày nay không.
Nhờ vậy mà văn minh, tư tưởng Trung Hoa được duy trì, mà các ý tưởng
bảo thủ có một sức mạnh rất lớn; các ý niệm thời xưa luôn luôn giữ được
địa vị quan trọng nhất trong sự đào tạo thanh niên. Sự kiện đó biểu thị rõ
ràng những đặc tính căn bản của văn hóa Trung Hoa: một sự nhất trí mặc
dầu thời đại thay đổi và mỗi miền một khác; một tinh thần bảo thủ rất
mạnh, vững; một sự tiếp tục không gián đoạn qua các thời đại, không nền
văn hoá nào bằng. Lối viết đó là một thực hiện tài tình về phương diện tinh
thần; người Trung Hoa có thể phân loại, sắp xếp toàn thể vũ trụ - vạn vật,
hoạt động, đức tính – nhờ vài trăm “bộ” với khoảng một ngàn rưỡi dấu hiệu
nữa để phân biệt mà diễn được mọi ý về đời sống, về văn học. Các cách
dùng chữ để diễn tư tưởng của chúng ta không chắc gì đã hơn cách đó đâu,
mặc dầu mới xét qua thì nó có vẻ chất phác, sơ khai. Leibniz ở thế kỉ XVII
và Donald Ross ở thời đại chúng ta ước ao có một thứ chữ viết không lệ
thuộc vào tiếng nói, vào một dân tộc nào cả, tránh được những biến thiên
của thời gian và không gian, có thể diễn được các ý niệm của mọi dân tộc
bằng những chữ như nhau, ai cũng hiểu được. Nhưng ai mà không biết rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.