LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA - Trang 237

thường xe do người đẩy. Sức lao động rẻ quá, nên không có lí gì để dùng
loài vật hoặc máy móc mà phát triển sự chuyên chở. Vì dùng những
phương tiện cổ lỗ như vậy nên chẳng phải sửa sang đường sá, đường hư tới
mấy thì vẫn đi được. Khi bọn tư bản Âu Tây đã làm xong đường xe lửa đầu
tiên năm 1876, một đường dài mười sáu cây số nối Thượng Hải với Ngô
Tùng, dân chúng phản kháng, bảo động tới thần linh; họ làm dữ tới nỗi nhà
Thanh phải mua lại đường đó, phá, liệng đầu máy và toa xuống biển. Thời
Tần Thuỷ Hoàng và Hốt Tất Liệt, có những quốc lộ lát đá, nhưng bây giờ
chỉ còn vài dấu vết lờ mờ. Đường trong thành phố chiều ngang chỉ có hai
thước rưỡi, cho đỡ nắng. Cầu có nhiều và có cây rất đẹp như cây cầu bằng
cẩm thạch ở Di Hoà Viên. Thương nhân và khách đi đường dùng đường
thuỷ cũng nhiều bằng đường bộ. Có bốn chục ngàn cây số kinh để bù vào
sự thiếu đường xe lửa, và Vận Hà – bắt đầu đào vào khoảng năm 300 sau
T.L, tới đời Hốt Tất Liệt mới hoàn thành – dài trên ngàn cây số, nối Thiên
Tân với Hàng Châu, là công trình vĩ đại thứ nhì của Trung Hoa, sau Vạn lí
trường thành. Sông rạch đầy thuyền lớn thuyền nhỏ qua qua lại lại, chở các
hàng hoá mà không tốn kém bao nhiêu, lại dùng làm chỗ ở cho hàng triệu
người nghèo.

Người Trung Hoa có thiên tư về thương mại, có thể kiên nhẫn trả giá hàng
giờ. Các triết gia Trung Hoa đồng ý với nhà cầm quyền, thời nào cũng
khinh bọn thương nhân; nhà Hán đánh thuế họ rất nặng và cấm họ ngồi
kiệu, bận đồ gấm vóc tơ lụa. Giai cấp thượng lưu để móng tay rất dài, cũng
như đàn bà phương Tây đi giày cao gót, để tỏ rằng mình không mó tới việc
gì cả. Thời xưa, hạng sĩ đứng đầu, rồi tới nông, công, thương vì người ta
cho rằng thương nhân chỉ trao đổi các sản vật do mồ hôi nước mắt của
người khác chứ không sản xuất gì cả. Mặc dầu vậy, bọn thương nhân vẫn
làm giàu, chở sản phẩm Trung Hoa đi khắp châu Á, hang cùng ngỏ hẻm
nào cũng đi tới, và rốt cuộc thành những cột trụ vững nhất chống đỡ nền tài
chánh của quốc gia. Nội thương bị ngăn trở vì quyền li kin [?], còn ngoại
thương thì lo bị ăn cắp trên bộ, ăn cướp trên biển; nhưng thương nhân
Trung Hoa vẫn tìm được cách cho thuyền đi vòng bán đảo Mã Lai hoặc cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.