Thời Lê sơ (1428-1527)
Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ.
Xây dựng đất nước
Giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô
hộ. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng
đất nước bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh.
Sang thời Lê Thánh Tông, vua tiến hành một loạt cải cách đưa Đại
Việt bước vào thời kỳ phát triển thịnh trị được coi là hoàng kim của
chế độ phong kiến Việt Nam.
Bộ máy hành chính
Bài chi tiết: Hành chính Đại Việt thời Lê sơ và Xã trưởng thời Hậu Lê
Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, đạo mới đặt gọi là Hải Tây đạo,
gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Trong các đạo,
đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân.
Dưới đạo là phủ huyện (miền núi gọi là châu), xã, thôn. Đến thời vua
Lê Thánh Tông đổi chia làm 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên thay chức
An phủ sứ đứng đầu ở mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động
khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên. Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu,
huyện, xã, thôn.
Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua
Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh
nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua
Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc