đại tổng quản đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể
cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại
thần.
Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ:
Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức
Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành sáu bộ:
Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành
thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho
tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh,
tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc
tù, đày, kiện cáo;
Công Bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện
thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi
65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công -
công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức.
Ngay sau khi giành được quyền lực, thành lập nhà Lê, trừ một số ít
người như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lương Thế Vinh,
Đinh Liệt... phần lớn các quan lại (nhất là các công thần) đều có biểu
hiện tham ô. Năm 1438, thấy thiên tai xuất hiện liên tục, Lê Thái
Tông phải hạ chiếu tự trách và tự hỏi: "Phải vì hối lộ công hành mà
trời phạt chăng?". Lê Thánh Tông thì than:"Trên thì Tể tướng, dưới thì