bách quan, hùa nhau kiếm lợi, hối lộ công hành". Công thần bậc nhất
như Thái phó Lê Văn Linh làm nguyên lão 3 triều, chuyên nghề vơ vét
dân chúng tới nỗi các đồng liêu cũng phải kêu, Tổng quản Lê Thụ bắt
dân về xây nhà riêng cho mình, tham nhũng rất nhiều nhưng khi bị
đưa ra pháp trường thì được tha vì là công thần. Con Lê Thụ là Lê
Quát cũng ỷ lấy được công chúa, bắt cấp dưới phải nộp trâu, dê. Các
quan dưới lại bắt dân phải nộp những thứ này cho họ.
Kinh tế
Bài chi tiết: Thương mại Đại Việt thời Lê Sơ, Nông nghiệp Đại Việt thời
Lê Sơ, và Thủ công nghiệp Đại Việt thời Lê Sơ
Đĩa gốm men lam trang trí rồng thế kỷ 15Lê Thánh Tông còn quan
tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như, sửa đổi luật thuế
khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Các ngành
nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông
cũng phát triển khá mạnh.
Nông nghiệp
Hai mươi năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, đời sống
nhân dân Đại Việt rất cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển
nông nghiệp vua Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về
quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia
làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi dân phiêu tán
về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp
như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ và định lại chính sách
chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền; cấm giết trâu bò
bừa bãi cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.