Nhà Lê còn đẩy mạnh việc lập đồn điền và khẩn hoang nhằm khai
thác những vùng đất mới. Nhờ những chính sách tích cực, nông
nghiệp đã đảm bảo tương đối đời sống nhân dân trong nước. Tuy
nhiên, ngay ở đời Lê Thánh Tông là thời kỳ xã hội phong kiến được coi
là thái bình thịnh trị nhất mà sử sách vẫn ghi nhận những thời điểm
xảy ra đói kém.
Thủ công nghiệp
Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông
nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm
tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển.
Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát
triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, phường Nghi Tàm
dệt vải lụa, phường Hà Tân nung vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều,
phường Ngũ Xá đúc đồng, phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều
phường khác.
Các ngành nghề thủ công truyền thống như ở các làng xã như kéo tơ,
dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày
càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời.
Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
Các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục Bách tác sản xuất đồ
dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng...; các nghề
khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.