nhiên đại-doanh của Tây-sơn đóng ở Quảng-nam vẫn vững, không núng ; và
thế lực toàn diện còn lừng lẫy.
Mặt Nam, Tây sơn đánh mạnh như vậy, mà Trương phúc-Loan vẫn coi
thường, chỉ mơ màng núp bón nhà Thanh để chống Trịnh ở mặt Bắc. Phúc-
Loan sai sứ đi đường tắt qua Tàu hiến cống phẩm nhà Thanh và dâng biểu
xin làm « thần tử ». Một mặt Loan đặt triều-nghi đổi phục sắc, thay pháp độ,
lập thành một nước trong khuôn mẫu riêng, không chịu lép vế chúa Trịnh
(năm 1774).
Trương phúc-Loan có ngờ đâu Trịnh thấy Nguyễn bị Tây-sơn uy hiếp ở
miền nam, cũng đem quân vào đánh ép từ Bắc vào.
BÀI 26 : HỌ TRỊNH LẤY PHÚ-XUÂN
Trấn-thủ Nghệ-an là Bùi thế-Đạt được tin Tây-sơn nổi đánh nhà
Nguyễn ở miền nam, liền viết thư cho ngựa trạm chạy về Thăng-long báo
Tĩnh-đô-vương Trịnh Sâm (1767-1783) và muốn nhân cơ hội, đề nghị cất
quân đánh Thuận-hoá.
Trịnh, Nguyễn vốn là thù nghịch, như trên đã nói, bấy lâu ở yên chẳng
qua đôi bên đều muốn đợi thời.
Nay được tin rối loạn trong đất Nguyễn, Trịnh vui mừng lập tức cử
Quận việp Hoàng ngũ-Phúc (do hoạn quan xuất thân) cầm ấn thượng-tướng
cùng bọn Hoàng phùng-Cơ, Hoàng đình-Thể, Hoàng đình-Bảo, kéo ba vạn
quân thẳng chẩy vào nam.
Theo mật lệnh của Trịnh Sâm, Hoàng ngũ-Phúc tuyên bố kéo quân vào
nam giúp chúa Nguyễn trừ tên gian thần Trương phúc-Loan, và để phòng
quân Tây-sơn, chứ không có ý xâm chiếm giang-sơn của chúa Nguyễn.
Hồi này dân miền nam nheo nhóc đói khổ, Hoàng ngũ-Phúc phải đặt 3
chỗ lương-trưởng để vận chuyển lương thực : một ở Mỹ-lộc (Sơn-nam), một
ở Hà-trung (Nghệ-an), một ở Đông-hải (Quảng-bình)
. Lương-trưởng ở đâu
đong thóc của các nhà giầu trong hạt, làm gạo bỏ vào kho. Rồi từ Sơn-nam