Trương, để lập hoàng-tông Nguyễn phúc-Dương là dòng chính thống ;
hoàng-tông Dương là con thế-thử Hiệu.
Nhiều nhà-giầu có trong hạt Qui-nhân – Nguyễn Khuê là một – đáp
theo tiếng gọi của Nguyễn Nhạc, sốt sắng xuất tiền sắm khí giới. Thổ-hào thì
có Nguyễn Thung giúp việc mộ binh.
Vậy là thời-thế đã tạo nên quân Tây-Sơn làm đại biểu phái nông dân bị
đè nén dưới cường quyền của Trương phúc-Loan.
Giang-sơn chúa Nguyễn bởi thế bị chia làm 2 phe : một phe lấy danh-
nghĩa chúa Định-vương mà đàn áp Tây-sơn, gọi là phe Quốc-phó, một phe
hô hào lập hoàng-tông Dương là phe Tây-Sơn.
Phe Quốc-phó bị dân chúng oán ghét, mỗi ngày mỗi suy nhược ; trái
lại, phe Tây-sơn được dân chúng ủng hộ, tiến đến đâu, mạnh mẽ hăng hái
đến đấy. Nguyễn Nhạc đứng làm chúa trại nhất, cai quản hai huyện Phù-ly
và Bồng-sơn ; cắt Nguyễn Thung làm chúa trại nhì, cai quản huyện Tuy-viễn
; còn Nguyễn Khuê ở trại ba, giữ trách nhiệm cung cấp lương thực.
BÀI 25 : TÂY-SƠN LẤY QUI-NHÂN, QUẢNG-NGHĨA, BÌNH-
THUẬN VÀ QUẢNG-NAM
Khi đã xây dựng vững vàng địa-vị quanh vùng Tây-sơn, Nguyễn Nhạc
mưu sự bành trướng thế lực xuống Qui-nhân.
Sau một cuộc mật bàn cử sự, cùng các tướng tá, và cắt đặt mọi việc,
Nguyễn-Nhạc tự ngồi trong cũi cho thủ-hạ khiêng đi, đồng thời loan báo
« bắt sống được biện Nhạc rồi, khiêng nộp quan Tuần để lĩnh thưởng ».
Thế là Nguyễn Nhạc đã lọt vào trong thành, ngồi co ro trong cũi. Tuần
phủ Nguyễn khắc-Tuyên rất mừng, vì bấy lâu vẫn hằng mong bắt Nhạc.
Nhưng ngay đêm hôm ấy, giữa lúc canh khuya tĩnh mịch, thành Qui-
nhân bỗng vì Nhạc mà trải qua một cảnh tình rùng rợn khủng-khiếp !
Phá cũi, Nguyễn Nhạc nhẩy ra, mở cửa thành, đốt pháo hiệu. Lập tức
toán quân Nguyễn Thung đột nhập một cách hùng cường, đốt dinh trại, giết