tướng sĩ, làm cho quân trong thành thất đảm, chạy tán ; tuần-phủ Nguyễn
khắc-Tuyên lẩn trốn, không kịp đóng ngựa.
Lấy được thành Qui-nhân rồi, Nguyễn Nhạc hô quân đánh dốc lên Càn-
dương và Đạm-thuỷ. Cờ Tây-sơn khởi nghĩa phất phới trên không-trung
ngay khắp địa-hạt Qui-nhân, vào giáp tận Quảng-nam. Năm ấy 1773.
Nguyễn Nhạc, trong dịp này, khéo thu dụng được 2 bọn quân Tàu của
Tập Đình và Lý Tài. Quân Tập Đình gọi là Trung nghĩa-quân ; quân Lý Tài
gọi là Hoả nghĩa-quân. Hai tướng Tập Đình và Lý Tài mộ những người Nam
to lớn nhập lẫn người Tàu, lập đội cảm-tử, khi giáp trận, uống rượu sau, cởi
trần, cổ đeo vàng bạc, đánh hăng vô cùng.
Được tin Qui-nhân mất, chúa Nguyễn sai hai chưởng-cơ là Nguyễn
cửu-Sách và Nguyễn cửu-Thống, tổng-nhung là Tống Sùng và tán-lý là Văn-
Hoàng kéo quân vào Bản-tàn (giáp danh huyện Bính-sơn, thuộc Quảng-
nghĩa và huyện Hà-đông thuộc Quảng-nam, để dẹp quân Tây-sơn.
Nguyễn-Nhạc cho quân kháng cự quân chúa Nguyễn cầm chừng rồi lui
chạy. Quân Nguyễn thừa thắng, đuổi theo, chợt đến Thạch-lân bị phục binh
Tây-sơn đổ ra đánh úp quá hăng, hai tướng Sùng và Hoàng đều tử trận, bọn
Nguyễn cửu-Thống vỡ chạy tán loạn.
Tướng Tàu Tập Đình và Lý Tài thì tập kính ở núi Bích-kê (thuộc huyện
Phù-mỹ, Bình-định) giết được viên tiết-chế quân Nguyễn là Tôn thất-
Hương, vào cuối năm 1773.
Luôn đà thắng trận, quân Tây-sơn tiến vào nam. Sau một trận giao
chiến với cai-cơ bên Nguyễn là Tôn thất-Bân, Tây-sơn chiếm được Quảng-
nghĩa, rồi thu luôn được cả hai phủ Diên-khánh và Bình-khang. Vậy là Tây-
sơn chiếm được suốt đất Quảng-nghĩa, Bình-thuận và Quảng-nam. Đi đến
đâu thắng lợi đến đấy, trừ một trận giáp chiến với cai-đội Nguyễn chu-Dật,
Tây-sơn phải lui quân giữ thế thủ ở Thiên-lộc (phía nam chợ củi).
Qua hè năm 1774, bên chúa Nguyễn có quân Ứng-nghĩa do Tống phúc-
Hiệp và Nguyễn khoa-Thuyên cầm đầu, hiệp lực với tướng sĩ năm Dinh, lấy
lại được 3 phủ Bình-thuận, Diên-khánh và Bình-khang, rồi Phú-yên ; tuy