tải vào Hà-trung, Hà-trung tải vào Đông-hải. Lương-trưởng Đông-hải phụ
trách đem gạo ấy phân phát nuôi quân.
Năm 1774 (tháng chín Giáp-ngọ) Hoàng ngũ-Phúc kéo quân vào châu
Bố-chính. Một tháng sau Phúc vượt qua sông Gianh chiếm Luỹ-thầy, đóng
quân ở Quảng-bình.
Triều-đình Nguyễn thấy quân Trịnh ngang nhiên tiến mãi, đâm lo, bèn
bắt trói Trương phúc-Loan nộp Hoàng ngũ-Phúc và xin thôi việc tiến quân.
Tuy đã trừ được Trương phúc-Loan, Hoàng ngũ-Phúc vẫn hăng hái tiến
quân vào huyện Đăng-xương, lại đưa thư cho triều-đình Nguyễn nói đem
binh vào hội ở Phú-xuân (Huế) để giúp Nguyễn dẹp Tây-sơn.
Bấy giờ triều-đình Nguyễn mới hiểu là Trịnh dụng tâm xâm chiếm
giang-sơn, chứ không phải có thiện ý giúp trừ Trương phúc-Loan và Tây-
sơn. Chúa Nguyễn đành phải động binh để đối phó : Tôn-thất Nghiêm, nội-
hữu-chưởng-doanh, đang cầm quân ở Quảng-nam đương đầu với Tây-sơn
phải triệu về để chống Trịnh. Các tướng Tống hữu-Trường. Nguyễn-phúc-
Tiệp, cùng chưởng-cơ Nguyễn văn-Chính, đem thuỷ bộ binh ra án ngự ở
sông Bài-đáp (Phú-lệ, huyện Quảng-điền), nhưng quân Nguyễn không cản
nổi quân Hoàng ngũ-Phúc.
Thuận-hoá bị Trịnh chiếm mất năm 1774.
Mất Thuận-hoá, chúa Duệ-tông (Định-vương) phải chạy vào Quảng-
nam. Rồi vì thấy Tây-sơn, lúc bắt đầu khởi nghĩa, hô hào lập hoàng-tông
Dương lên ngôi, Duệ-tông liền phong cho hoàng-tông Dương làm thế-tử gọi
là Đông-cung đóng quân ở Câu-để (thuộc huyện Hoà-vinh) năm 1775.
Nhưng trước chiều Trịnh, bắt Trương phúc-Loan nộp Trịnh cũng không
yên với Trịnh. Bây giờ muốn theo ý Tây-sơn, lập tông-Dương làm Đông-
cung cũng chẳng hài lòng được Tây-sơn.
Thấy Nguyễn bị Trịnh đánh bại, Tây-sơn tấn công Nguyễn rất kịch liệt.
Duệ-tông phải bỏ Quảng-nam chạy vào Gia-định. Tây-sơn bắt được hoàng-
tông Dương ở Câu-để, gả con gái là Thọ-Hương (con Nguyễn Nhạc) cho
tông-Dương và tôn lên ngôi để đối lập với Duệ-tông.