LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ LÊ LỢI KHỞI NGHĨA ĐẾN NGUYỄN SUY VONG - Trang 80

TÓM TẮT

Năm 1418, Lê Lợi (Bình-định-vương) khởi nghĩa ở Lam-sơn. Sau 10

năm chiến đấu gian-lao mà anh-dũng, Lê Lợi phá tan cuộc đô-hộ tàn khốc
của nhà Minh, xây nền
tự chủ cho giang-sơn.

Lên ngôi năm 1428, Lê Lợi dựng nghiệp Đế cho nhà Lê. Nhưng từ năm

1505, những vị vua kế nghiệp về sau, đã không làm được việc gì, lại quá bạo
tàn, say mê tửu sắc, cho nên ngôi vua mất về nhà Mạc (1527).

Tuy nhiên, nhờ Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm tôn phù, dòng Lê chả bao

lâu lại trung hưng lên được.

Nhà Lê chiếm lại Nghệ-an năm 1540, lấy lại Thanh-hoá năm 1542,

đoạt lại Tây-đô năm 1543, lập ra Nam triều riêng biệt ; nhà Mạc chỉ còn đất
từ Sơn-nam giở ra, gọi là
Bắc triều.

Nam triều và Bắc triều, sau khi xây dựng cơ đồ đã vững chãi, chiến

tranh liên tiếp. Mãi tận năm 1592, nhà Lê mới thu hồi được Thăng-long,
nhà Mạc chịu mất ngôi, để rồi, nhờ thế Minh, con cháu còn được giữ Cao-
bằng đến năm 1667.

Sau khi Nguyễn Kim mất (1545) binh quyền của nhà Lê về tay con rể là

Trịnh-Kiểm. Kế Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng.

Đánh bạt được họ Mạc, thu toàn đất cả Bắc Nam, dòng Trịnh trở nên

hống-hách kiêu-căng. Dòng Nguyễn lánh vào Nam ngầm gây thế lực rồi
chống lại. Chẳng bao lâu, Trịnh xưng Chúa ở Bắc, Nguyễn xưng Chúa ở
Nam, một lần nữa, mở ra thời đại nam bắc phân tranh.

Sự chiến tranh Nguyễn Trịnh kéo dài từ 1627 đến 1672, không phân

thua được. Kết cuộc đôi bên đều thủ thế đợi thời. Trong lúc ấy, Chúa
Nguyễn tiến vào Nam, Chiêm-thành, Thuỷ chân-lạp, cho biên cương thêm
mở rộng.

Triệu phú cường như vừa hứa hẹn với giang-sơn của Chúa Nguyễn, thì

trong triều, Quốc-phó Trương phúc-Loan chuyên quyền, làm điều trái phép

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.