rút đi thì bị giết, xui xiểm giặc làm tan rã cuộc hoà hảo năm 1426, để chiến
tranh kéo dài thêm, xiết bao tai vạ !
Những phần tử « mãi quốc cầu vinh » trên đây, sau khi chiến tranh đã
chấm dứt, quan nhà Minh lập danh-sách, gọi là « NGỤY QUAN » giao giả
Bình-định-Vương. Đời sau gọi chúng là lũ « trụy dân ».
IV. LÒNG HY SINH CAO CẢ CỦA NGUYỄN TRÃI
Bài « Đệ nhất khai quốc công thần » trên đây đã nói đến công lao của
Nguyễn Trãi trong khi giúp Lê Lợi diệt Minh, khôi phục đất nước.
Nhưng sau khi Lê Lợi đã băng hà, Nguyễn Trãi còn tỏ lòng hy sinh vì
nước đến bực nào ?
Lê Thái-tông lên nối nghiệp Lê Thái-tổ, lúc còn ít tuổi, công việc trị
dân giao cho Lê Sát định đoạt.
Lê Sát tuy lập được nhiều công khi dẹp giặc, song ít học, được giữ
chức Phụ-chính, làm nhiều điều kiêu-hãnh, triều thần ai không tòng phục là
tìm cách hãm hại. Thấy thế, Nguyễn Trãi lấy làm chán nản, xin về trí-sĩ ở
Côn-sơn, vui cùng cây cỏ gió giăng.
Một hôm, Thái-tông ghé vào Côn-sơn thăm Nguyễn Trãi, nhân dịp đi
duyệt võ ở Chí-linh, thấy người thiếp Nguyễn Trãi là Nguyễn thị-Lộ có
nhan-sắc và văn tài, triệu cho làm Lễ-nghi học-sĩ.
Không phục thái-độ đê hèn dâm-dục của Thái-tông, thị-Lộ toan liều
mình tự tử. Nguyễn Trãi bèn nói cùng thị-Lộ : « Tính theo lẽ huyền bí, nhà
Lê lại sẽ hưng thịnh để làm rạng rỡ công lao của Thái-tổ, bởi một vị Anh
Quân ra đời sau đây. Vị Anh-Quân ấy hiện đang mắc nạn, mà bổn phận ta
phải cứu, trước vì nhà Lê, sau vì tương lai của tổ quốc. Vậy vị Anh-Quân ấy
là ai, hiện ở đâu ? Trong Cung, bà Tiệp Dư Ngô thị-Đào đã có mang với vua
Thái-tông, đang bị Hoàng-thái-hậu ghen tuông, hành hạ mà chịu lao-đao vất-
vả. Ấy chính người con còn nằm trong bụng Tiệp-Dư sau này ra đời, sẽ là vị
Anh-Quân kia vậy. Như thế thì nàng hãy hy-sinh lòng trinh-tiết trong phạm-