công ấy thì xin đền đài hoá ra rừng núi, ấn vàng hoá ra đồng sắt, gươm thần
hoá ra đao binh ».
Và đến khi thành công, lên ngôi Hoàng-đế Bình-định-vương không
những chỉ truy tặng cho Lê Lai chức Thái-uý, tấn phong Đại vương, còn
định rằng, sau này, khi kỵ ngài, phải cúng Lê Lai trước. Do đó, trong vùng
Nghệ-an Hà-tĩnh có câu ca dao : « Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi ».
Nguyễn Trãi : hiệu Ức-trai, con ông Ứng Long, hiệu Phi-Khanh đậu
bảng-nhãn đời nhà Trần, nguyên ở làng Chi-ngại, huyện Phượng-sơn (Chí-
linh, Hải-dương) dời đến ở làng Nhị-khê, huyện Thường-phúc (nay là
Thường-tín, Hà-đông).
Lúc Minh thắng nhà Hồ, nghi Phi-Khanh (bấy giờ làm Trung-thư-thị-
lang, kiêm Quốc-tử-giám-tư-nghiệp) có lòng phản Minh, bắt ông đưa về
Kim-lăng (tức Nankinh bây giờ).
Nguyễn Trãi đỗ tiến-sĩ đời Hồ, thấy cha bị bắt, lẽo đẽo theo khóc. Đến
ải Nam-quan, Phi-Khanh ngoảnh lại bảo Nguyễn Trãi : « Con hãy giở về tìm
phương giả thù cho cha, rửa hờn cho nước. Đi theo khóc có ích gì đâu ».
Nguyễn Trãi bèn quay gót và từ đấy ngày đêm mưu sự báo thù giặc Minh.
Năm 1420, Bình-định-vương đóng quân ở Lỗi-giang (một khúc sông
Mã-giang, phía trên huyện Cẩm-thuỷ) Nguyễn Trãi vào yết kiến Bình-định-
vương, dâng kế « Bình Ngô ». Bình-định-vương khen hay, dùng Nguyễn
Trãi làm tham-mưu.
Nguyễn Trãi giúp Bình-định-vương tổ chức mọi việc, về quân-sự cũng
như về chính-trị, thảo các văn thư giao thiệp với Minh, và Hịch truyền ngoài
dân chúng.
Bình-định-vương, khi đã thành công, lên ngôi Hoàng-đế cho ông đổi họ
mà gọi là Lê Trãi, phong tước Hầu và cho giữ chức Nhập-nội-hành-khiển
(thủ-tướng).
Được 60 tuổi (năm 1439), ông về trí-sĩ ở Côn-sơn (Hải-dương).