23. Các huynh-trưởng ở chốn xã thôn và phường, biết dạy-bảo con em
trong làng nên được phong-tục tốt, thì quan phủ huyện phải bẩm toà Thừa,
toà Hiến để tâu Vua ban khen cho.
24. Dân mường mán ở ngoài bờ-cõi, nếu giữ lời di-huấn, không được
trái đạo luân-thường như cha, anh, chú, bác đã chết thì con em không được
chiếm lấy những thê thiếp nếu mà trái phép, thì sẽ trị tội rất nặng.
Ngoài 24 điều trên đây, Thánh-tông thêm một điều nữa, vào khoảng
năm 1472 : « Vợ có thai trong khi tang chế không phải là có tội ». Nguyên
xưa, như thế là không được. Nhận thấy ông Nguyễn Kim-An đỗ Bảng-nhãn,
làm quan Hàn-lâm-viện-thi-thư, vì có tang thân-sinh, giữ đúng phép nước,
không gần nữ-sắc ; chẳng may đến khi Kim-An vừa hết tang thì chết, không
có con trai. Thánh-tông không chấp nệ theo cổ-tục, liền xuống chiếu cho dân
biết rằng cái luật « cấm vợ có thai trong khi tang chế » là có hại cho quốc
dân, cần phải bãi bỏ. Vậy từ nay, dân gian, ai có tang chế, mà vợ có mang,
sinh con, không có tội gì nữa.
III. ĐỆ NHẤT KHAI-QUỐC CÔNG-THẦN CỦA NHÀ TIỀN LÊ
A) KHAI QUỐC CÔNG THẦN
Trong hàng khai-quốc công-thần của nhà Lê, ta nên đặt Lê-Lai và
Nguyễn Trãi lên đầu.
Lê-Lai : chính tên là Nguyễn Thân. Ông người làng Dung-tụ (thuộc
Lam-sơn Thanh-hoá). Vì theo Lê Lợi nên đổi họ là Lê. Năm 1419, khi Bình-
định-vương đóng quân ở Chí-Linh bị đại binh của giặc Minh đến vây, tình
thế quá nguy ngập, Lê Lai đổi áo thay làm Bình-định-vương ra trận. Thấy Lê
Lai, giặc lầm là Bình-định-vương, xô nhau lại giết. Nhờ thế, Bình-định-
vương thoát nạn trốn về Lư-sơn, để gây nghiệp lớn sau này.
Bình-định-vương rất cảm động trước cử-chỉ anh-hùng nghĩa khí của Lê
Lai, lạy trời mà khấn rằng : « Lê Lai có công thay đổi áo. Sau này trẫm cùng
con cháu và các tướng tá, con cháu các công thần, nếu không thương đến