Đối với câu hỏi thứ hai, xin giới thiệu những lời của mấy nhà cầm bút
đã viết trước :
a) « …Những người đại biểu cho nhóm Mường cũng tương tự người
Thái. Nhưng thổ ngữ của họ thì đặc thù, mà phần nhiều đồng hóa với tiếng
Việt
. Họ ở một vùng gọi là tỉnh Mường, mà tỉnh lỵ là Chợ-bờ ở mạn dưới
sông Hắc-giang… » (E.Diguet, Les montagnards du Tonkin, tr.104).
b) « Người Lạc-việt, sau khi hỗn chủng và đồng hóa với người Hán-
tộc đã dần dần hình thành dân tộc Việt-nam. Nhưng trong cái gốc Lạc-việt,
chúng ta nên phân biệt hai bộ phận : một bộ phận ở miền đồng bằng và bờ
biển, vì điều kiện sinh hoạt dễ dàng, vì điều kiện giao thông thuận lợi, và vì
sự đồng hóa với người Hán-tộc đậm đà, đã thành dân-tộc Việt-nam ngày
nay ; một bộ phận ở miền đồi núi, vì điều kiện giao thông trở ngại và vì
đồng hóa với người Hán-tộc ít hơn, nên đã thành một nhánh khác với người
Việt-nam, về chủng tộc cũng như về văn-hóa, còn giữ được yếu-tố Lạc-việt
nhiều hơn, tức là người Mường. Sự nghiên cứu văn hóa của người Mường
sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết văn hóa của người Lạc-việt nhiều lắm. »
(Đào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, tr.77).
c) « …Người Thái ở miền sơn cước Bắc-Việt, cả thể chất lẫn tinh
thần, đều tương cận với người Việt-nam… » Và : « Người Mường ở hữu
ngạn Hồng-hà và phía bắc Trung-Việt kết thân với người Việt-nam… »
(Albert Maybon, l’Indochine, tr.13).
d) « …Người Mường xưa cùng là giòng họ với dân Kinh, nên từ hình
thể đến phong tục, ngôn ngữ không có gì khác người Kinh mấy. Sở dĩ có
khác, một phần vì khi tổ-tiên người Mường vào rừng núi, phải thay đổi
cách sinh hoạt đôi chút cho thích hợp với phong tục địa phương, một phần
nữa là do sự chung đụng gặp gỡ dân Thái, nên bắt chước thêm ít nhiều
phong tục Thái, và sau cùng vì ít được tiếp xúc với văn minh ngoài, nên sự
tiến hóa chậm hơn, cũng vì chỗ đó nên nhiều người đã nói rằng : muốn hiểu
đời sống của người Việt cổ – thời chỉ cần lên đất Mường ở ít lâu sẽ rõ ».
(Bùi Đình, Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt-nam, tr. 52-53).