III. TRUYỀN THUYẾT VỀ HỒNG-BÀNG THỊ
Theo truyền thuyết thì tổ của dân tộc Việt-nam là Hồng-bàng thị, vị «
chúa trùm » đời thứ hai là Lạc-long quân thuộc giống Rồng, mà vợ của
Lạc-long quân là Âu-cơ thuộc giống Tiên. Vì thế, ngày nay ta mới có
những tiếng như « nòi Hồng, giống Lạc », « con Tiên, cháu Rồng ». Đó chỉ
là do tâm lý tự ái của một dân tộc muốn tỏ mình là dòng giống cao quí khác
thường, nên mới có chuyện thần bí như thế. Ấy cũng tức như người Nhật-
bản xưa ghét cái tên gọi là « Oa » (giống lùn), bèn đổi gọi là Nhật-bản, vì
tự cho rằng nước mình ở gần chỗ mặt trời mọc
và vua nước mình lấy trời
làm anh, lấy mặt trời làm em
; còn theo truyền thuyết Nhật-bản thì họ cho
rằng người Nhật là nòi giống « Thiên tôn » (cháu Trời) sáng lập ra quốc-gia
Đại-hòa.
Truyền thuyết Rồng Tiên của Việt-nam được các sử thần xưa chép vào
các bộ sử bằng chữ Hán như Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư soạn hồi
thế kỷ mười lăm, rồi được sửa lại và bổ thêm vào năm 1697
, và bộ Đại
Việt sử ký tiền biên khắc in năm 1800
… Nay hãy xin trích dịch đoạn sử
ấy ra trước, rồi sẽ trình bày suy đoán và kết luận sau.
Sử cũ chép thế này :
« Hồng-bàng thị kỷ
« Kinh-dương vương
« Húy là Lộc Tục, hậu duệ của Thần-nông thị.
« Nhâm-tuất (2879 tr. C. n.), năm thứ nhất. Ban đầu, Đế-Minh, cháu
ba đời của Viêm-đế Thần-nông thị, sinh Đế-Nghi. Rồi ra, đi tuần phương
Nam, đến Ngũ lĩnh, tiếp được Vụ-tiên nữ, sinh ra vương (chỉ Kinh-dương
vương).
« Vương thông minh, có thánh trí. Đế-Minh cho vương là bậc kỳ dị,
muốn để nối ngôi. Vương cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế-
Minh bèn lập Đế-Nghi làm vua nối ngôi, trị phương bắc ; phong vương làm