« Vương lấy làm lạ mà hỏi thì thưa rằng : « Một người là Sơn-tinh
山
精, một người là Thủy-tinh 水精, đều ở trong cõi, nghe nói minh vương có
thánh nữ, dám xin đến hỏi. » Vương nói : « Ta có một gái, gả thế nào được
cho cả hai người ? » Vương bèn hẹn : « Ngày mai, hễ ai đem đủ sính lễ đến
trước thì sẽ gả cho. » Hai người vâng dạ, lạy tạ ra về.
« Ngày hôm sau, Sơn-tinh đem các đồ quí báu, vàng, bạc, sơn cầm, dã
thú đến dâng. Vương y hẹn, gả cho. Sơn-tinh đón (vợ) về ở ngọn cao núi
Tản-viên
. Thủy-tinh cũng đem lễ sính, đến sau, hối hận không kịp, bèn
đùn mây, làm mưa, dâng nước tràn ngập, thống suất loài thủy tộc đuổi theo.
Vương và Sơn-tinh giăng lưới sắt chắn ngang thượng-lưu sông Từ-liêm
để chống lại. Thủy-tinh theo con sông khác, từ Lỵ-nhân
vào chân núi
Quảng-oai
, men bờ lên cửa sông Hát, ra sông Cái (đại giang), vào sông
Đà, đánh núi Tản-viên : chỗ chỗ đều đào thành vực, thành đầm, chứa nước
để tính chuyện đánh úp. Sơn-tinh hóa phép, kêu gọi được người Mán đan
tre làm phên giậu để ngăn ngừa nước, dùng nỏ mà bắn : các giống có vảy,
có mai trúng tên, đều phải chạy trốn, cuối cùng không sao xâm phạm được
nữa. »
(Toàn thư quyển 1, tờ 4a-5a).
« Tản-viên là một núi cao của nước Việt ta, linh ứng rất là hiển
nghiệm. Mỵ-nương đã gả cho Sơn-tinh, Thục-vương tức giận, dặn con cháu
phải diệt Văn-lang mà gồm lấy nước ; đến cháu là Thục Phán có dũng lược,
bèn đánh lấy nước Văn-lang. » (Toàn thư, quyển 1, tờ 5a).
« Hồng-bàng thị từ Kinh-dương vương năm nhâm-tuất (2879 tr. C. n.)
chịu phong, đồng thời với Đế-Nghi, truyền đến Hùng-vương rốt, ngang đời
Chu Nãn vương, qui-mão, năm thứ năm mươi bảy (258 tr. C. n.) thì Văn-
lang mất. Cộng hai nghìn sáu trăm hai mươi hai năm. »
(Toàn thư, quyển
1, tờ 5b).
Đến đây, xin ngắt lời sử cũ là sử văn do đời sau theo truyền thuyết mà
truy ký, rồi ở mấy tiết sau, ta sẽ thử lần lượt giải thích và suy đoán từng sự
kiện.