LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 45

IV. SUY ĐOÁN VỀ BA CHỮ « HỒNG BÀNG

THỊ »

鴻龐氏

« Hồng » Theo Từ nguyên thì « Hồng »

có mấy nghĩa :

1. Tên một thứ chim nước, to hơn con nhạn : cánh đen, bụng trắng,

lưng và cổ màu tro. Tính nó mạnh dạn, thính giác lanh và bén, ưa đậu bên
hồ.

2. Thông dụng như chữ « hồng »

lớn, như nói « hồng thủy »

tức là 洪水 (nước lớn).

3. Chim « hồng », như thấy nói trong các sách cổ, phần nhiều là chỉ về

con hồng-hộc, tức nay gọi là « ngỗng trời » (thiên nga).

- Nếu đi với « hoang » thì « hồng hoang »

鴻荒 cũng như « hồng

hoang »

洪荒, nghĩa là thái cổ.

- Nếu đi với « mông »

hoặc « mông » thì « hồng mông » nghĩa

là « nguyên khí tự nhiên ».

« Bàng » Cũng theo Từ nguyên thì « bàng »

龐 có những nghĩa này

: 1. Dày, lớn. 2. Bác tạp, không thuần túy. 3. Tên riêng một họ. Nếu đứng
trên chữ « hồng » thì « bàng hồng » nghĩa là « quảng đại » (rộng lớn).

« Thị » Theo Thuyết văn thì « thị »

có nghĩa gốc là đất gò, đồi,

núi ; như Hoàng-đế ban đầu ở đất Hữu-hùng

118

, nên gọi là Hữu-hùng thị ;

sau dời đến Hiên-viên-chi-khưu

119

, nên lại gọi là Hiên-viên thị. Như vậy «

thị » tất là nhân chỗ đất ở mà được gọi tên.

Ngoài ra, chữ « thị » còn có nghĩa chỉ về bộ-lạc mà trình độ văn hóa

hãy còn lạc hậu, tức là tập đoàn chưa dựng thành quốc-gia, chẳng hạn,
những « thị » ở đời Xuân-thu (722-481 tr. C. n.) như Lộ-thị

120

, Giáp-thị

121

Như vậy « thị » không phải là « họ » mà là bộ tộc, tức là « thị tộc »

theo danh-từ về xã-hội học đời nay. Thế thì có thể nói rằng Hồng-bàng chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.