là một thị tộc, mà Kinh-dương vương và Lạc-long quân chỉ là tù trưởng của
thị-tộc.
Đã là xã-hội thị-tộc, tức là tập đoàn xã-hội nguyên-thủy, thì có những
đặc trưng này :
a) Lấy mẫu-hệ làm trung tâm
Trong xã-hội nguyên thủy của loài người, quá nửa đàn ông phải làm
việc chiến-đấu với dị tộc, nên hầu hết những việc duy-trì sinh sản vật-chất
là món tất yếu của xã-hội đều do phụ nữ cầm nắm. Bấy giờ đàn ông phải ở
gửi rể bên nhà gái, con cái chỉ biết có mẹ, không biết có cha, thân tộc thì
theo mẫu-hệ, không theo phụ hệ, việc thờ cúng thì sùng bái nữ tổ tiên, tài
sản thì công hữu, phân công thì do sự chủ trì mẫu tính.
b) Thực hành chế độ của chung
Trong thị-tộc vì chưa có sinh-sản vật thặng-dư, nên không bởi đâu mà
nảy tư sản. Toàn thể nhân viên trong thị-tộc đều góp sức lao-động chung,
cùng hưởng tài sản chung. Đó là chế độ kinh tế tối nguyên thủy của xã-hội
nhân loại.
c) Thực hành chế độ quần hôn, tức lối kết hôn huyết tộc
Chế độ này là giai-đoạn thứ nhất của gia tộc. Một bầy đàn ông kết hôn
với một bầy phụ nữ. Anh em chị em ruột và anh em chị em con chú con bác
hoặc người trong huyết tộc đều lấy nhau làm vợ chồng. Đó tức như truyền
thuyết nói Đế-Lai là con Đế-Nghi, mà Kinh-dương vương là em Đế-Nghi ;
Lạc-long quân là con Kinh-dương vương, vậy mà lại lấy Âu-Cơ là con gái
của Đế-Lai, thế là chú lấy cháu, nên sử thần Ngô Sĩ-Liên mới cho rằng : «
Có lẽ vì bấy giờ hãy còn là buổi hồng hoang, lễ nhạc chưa tỏ rệt… » Đó vì
sử thần ta xưa chưa có quan-niệm rõ rệt về xã-hội học, chỉ có thể nói sơ sơ
là do thời buổi hãy còn hồng hoang, là do lễ nhạc (ý nói lễ giáo và luân lý)