VI. SUY ĐOÁN VỀ LẠC-LONG-QUÂN
- Chữ « lạc » « danh bên chữ chuy »
雒 thì nghĩa là con ngựa mình
đen, lông bờm trắng.
- Chữ « lạc » « trãi bên chữ các »
貉 thì là tên một con thú, giống con
li.
- Chữ « lạc » « mã bên chữ các »
駱 cũng có nghĩa là « ngựa đen,
bờm trắng » như chữ « lạc » « danh bên chữ chuy »
雒 ; lại có nghĩa là tên
riêng một chủng tộc, tức như Lạc-việt là một giống trong Bách-việt xưa.
Như vậy cả ba chữ « lạc » ấy
雒, 貉, 駱 đều là loài vật bốn chân, chứ
không phải là « chim lạc » như nhiều người đã lầm.
Bây giờ xét đến chữ « long »
龍 :
Theo cựu thuyết thì « long » là một vật đứng đầu loài có vảy, là một
trong tứ linh, tức con vật mà ta quen gọi là « rồng »
. Hai chữ « Lạc long
» trong hiệu xưng « Lạc-long quân » tuy cũng có thể giải thích là « Rồng
sông Lạc », nhưng nay ta hãy tạm không kể đến chữ « Lạc » mà chỉ chú
trọng vào chữ « Long » là « Rồng » vì trong các bộ sử cũ thường chép là «
Long quân » chứ không phải chỗ nào lúc nào cũng gọi đủ cả ba chữ « Lạc-
long quân ». Vậy nay ta thử suy đoán về Long-quân.
Như trên đã nói, « Long » nghĩa là « Rồng » mà người Việt-nam trước
giờ vẫn tự nhận là con tiên cháu rồng : « Trứng rồng lại nở ra rồng… » (Ca
dao)
Trong xã-hội Việt-nam xưa nay từ trò chơi của nhi-đồng
đến sự
tượng trưng những cái thiêng liêng cao quý đều dùng rồng cả.
Trong những vật kiến trúc và điêu khắc, ta thấy các nhà mỹ thuật Việt-
nam xưa thường hay biểu hiện bằng rồng.
Để văn-sức cho một tấm bia đá hay để đóng khung cho một cái nhan
sách với tất cả những trịnh trọng và tôn nghiêm, người ta tất phải vẽ rồng,