chạm rồng, khắc rồng. Chẳng hạn như tấm bia Vĩnh-lăng ở Lam-sơn
(Thanh-hóa) của đời Lê ghi tiểu sử Lê Thái-Tổ (1428-1433) do Nguyễn-
Trãi (1380-1442) soạn ngày tháng mười, năm quí-sửu (1433) thì chạm chi-
chít những rồng ở ba bề (xem ảnh) ; tờ nhan bộ Đại-Việt sử ký tiền biên
của đời Cảnh-thịnh (1793-1800) do Sử quán đứng biên định và Bắc-thành
học đường đời ấy khắc in năm canh-thân (1800) thì đặt hai con rồng đối
chầu ở hai bên.
Từ đình, chùa đến đền đài, lăng miếu của ta xưa, trên bờ nóc hay trên
tàu đao, thường hay đắp rồng chầu mặt nguyệt hoặc « lưỡng long triều
nguyệt ». Chứng cớ ấy chắc ai cũng thấy ở nhà Giám (văn miếu Hà-nội) ở
đền Hai Bà (Đồng-nhân, Hà-nội. Xem ảnh)…
Ngoài ra, về các hàng thêu, ta còn có áo thêu rồng, gối thêu rồng, mi-
môn, màn quần thêu rồng… Ấy còn chưa kể các đồ gỗ như cửa võng, án
quyển bồng, sà đền, cột điện cũng thường hay chạm rồng hoặc sơn vẽ rồng
là khác nữa.
Tại sao « rồng » đối với dân-tộc Việt-nam, được đóng một địa vị quan
trọng như vậy ?
Trong đời « hồng hoang » ở ta có nạn hồng thủy, tức là chuyện mà
trong truyền thuyết cho là Thủy-tinh dâng nước để đánh nhau với Sơn-tinh.
Có thể rằng bấy giờ có nạn hồng thủy, chỗ ở của tiên dân : đất đai ẩm
ướt, rừng rú rậm rạp, phải đụng chạm với rồng, rắn, thuồng-luồng, tất nhiên
phải chịu biết bao tai nạn nguy hại.
Ban đầu chưa đủ điều kiện hoặc phương tiện để đối phó với hoàn
cảnh, tâm lý tiên dân bấy giờ mới phát sinh một trạng thái sợ sệt đối với
rồng rắn, nhưng đồng thời cũng phải tìm đủ mọi cách để chống chọi với
rồng rắn.
Bấy giờ người đứng đầu trong đám tiên dân phải làm những việc nhu-
yếu : hoặc đốt rừng núi, hoặc bảo xăm mình để xua, để lánh rồng rắn cho