Ta nên nhớ rằng truyện Liễu Nghị đây là truyện đời Đường, đối với ta
đã vào khoảng đời Mai Thúc-Loan và đời Phùng Hưng, bấy giờ trình độ
Việt-nam đã khả quan rồi. Dưới ách đô hộ của người Đường, ta đang tiếp
nối nhau làm việc khởi nghĩa, cố cựa dậy để đánh đuổi ngoại xâm, nên Mai
Thúc-Loan đã kháng Đường ở Giao-châu (722), Phùng Hưng lại nổi lên
vây đánh đô-hộ phủ (791)…
Như vậy dân bị-trị còn khờ khạo gì lại đi nhận tên Liễu Nghị là người
Đường làm « ông tổ » của nòi giống mình mà truyền tụng cái truyện được
lấy con gái Động-đình Long quân ấy ? Mà nếu truyện ấy có vì khờ khạo, vì
nhẹ dạ, được lưu hành trong dân gian đi nữa, thì Thế-Pháp đời Trần (1225-
1399) hoặc Vũ Quỳnh đời Lê Hồng-đức (1470-1497) đâu có hớ hênh lại
mượn truyện người Đường làm truyện tiên-tổ nước mình mà chép vào
trong Lĩnh nam trích quái ? Rồi, về sau, các sử thần như Phan Phu-Tiên,
Ngô Sĩ-Liên… sao lại vội-vàng vớ lấy truyện truyền-kỳ không đắc-thể ấy
mà chép vào sử ?
Thế thì truyện Lạc-long quân chắc không phải là truyện Liễu Nghị do
nạn « râu nọ cằm kia » lạc lõng sang ta từ sau đời Khai-nguyên
, mà chắc
là một truyền-thuyết từ đời thượng-cổ.