*
Bây giờ thử làm việc thanh toán sử-sự này :
Trước hết, ta nên bình tĩnh mà xem mấy cuốn sách cổ của Trung-hoa
thường chép là Lạc vương
雒王 hay Lạc vương 駱王 :
Giao-châu ngoại vực ký có chép : « Đất Giao-chỉ màu mỡ lắm ; vua
xứ ấy gọi là Lạc-vương ».
Thủy kinh chú cũng chép : « Xưa, Giao-chỉ, khi chưa có quận huyện,
đất đai có lạc-điền. Theo nước triều lên xuống, dân khai khẩn ruộng lạc để
ăn, nhân thế gọi là Lạc dân ; đặt Lạc vương
雒王 và Lạc hầu làm chủ các
quận huyện. Huyện phần nhiều là Lạc tướng ».
An-nam chí nguyên chép : « Xưa, ở đời Chu, Giao-chỉ có Lạc-vương
đắp thành Văn-lang. » (quyển I, trang 38).
Cũng ở An-nam chí nguyên, chỗ chép về « Cung thất » : « Cung của
Lạc-vương ở châu Tam-đới. » (quyển 2, tr.136).
Rồi ta lại để ý càng hơn vào hai chữ « Lạc vương »
雒王 mà Lê Tắc
có chép nhiều lần trong An-nam chí lược :
Ở chỗ « Việt vương thành » có cước chú : « Xưa, khi chưa có quận
huyện, tùy theo nước triều lên xuống tưới ruộng, người khai khẩn ruộng là
Lạc dân, người thống trị dân là Lạc-vương, người làm phó nhị của vua là
Lạc tướng… » (An-nam chí lược, quyển I, tờ 5b-6a).
Ở chỗ quân nhà Hán đã đánh chiếm nước Nam-việt, Lê Tắc cũng chua
: « Lộ Bác-Đức bèn phong ba hầu ở đất Việt làm thái thú ba quận (Giao-
chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam). Lạc-vương và lạc tướng lại trị dân như cũ. »
(An-nam chí lược, quyển 4, tờ 6a).
Thế là, khi nào nhắc đến « vua » của Văn-lang, tác giả An-nam chí
lược đều chép là Lạc-vương cả.
Nên nhớ rằng Lê Tắc là người đời Trần, xuống hàng Mông-cổ, soạn
cuốn An-nam chí lược trong khi đang ở bên Nguyên. Nội dung sách đó tuy