LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 56

có những điểm đáng kết án là tác giả Lê Tắc đứng trên lập trường Mông-cổ
mà chép sử ta, phạm vào những tội bất công, vong bản và phản quốc như
kêu Trưng vương là « giặc »

133

, gọi Mai Hắc-đế là « làm phản »

134

; nhưng

tựu trung cuốn An-nam chí lược cũng cung được nhiều sử liệu, nhất là
đoạn sử hai đời Lý, Trần, cho ta kê cứu. Đó vì, theo như Lê Tắc tự nói

135

hoặc những bạn văn của Tắc ở bên Nguyên đã giới thiệu

136

trong các bài

Tựa, thì Tắc là người thông minh, học rộng, đi nhiều, rất thông thạo về
lịch-sử và địa-lý bản quốc, nên ngoài những sử sách Trung-quốc dùng làm
tài-liệu, tác giả An-nam chí lược còn đem những sở kiến sở văn từ khi còn
ở nước nhà mà ghi chép vào nữa. Vậy mà ông Sở-cuồng cho rằng khi làm
quyển An-nam chí lược tại Hán-khẩu, Tắc không có sách gì để kê cứu, nên
cũng đành chép theo của Trung-hoa, thì e lời phán đoán ấy khí thiên và khí
vội…

Còn việc lầm « Lạc » ra « Hùng » thì sử thần Ngô Sĩ-Liên, người thế

kỷ mười lăm, đã chua rõ ở Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư quyển 1, tờ
3a : « Lạc tướng hậu ngoa vi Hùng tướng »

貉 將 後 訛 為 雄 將 , Lạc

tướng sau lầm làm Hùng tướng.

Nhưng tại sao Ngô Sĩ-Liên không nói đến Lạc vương ? Có lẽ vì những

cớ này :

1) Quan-niệm tôn quân của nhà nho

Các sử thần ta xưa đối với danh hiệu và tên húy các vua chúa, nhất là

vua chúa ở triều đại đương trị vì, tỏ ra rất mực kính cẩn, coi như một vật
thần thánh thiêng liêng không dám đụng chạm tới. Một khi thấy tiếng «
Hùng vương » đã phổ thông trong dân gian, đâu dám bỗng dưng nêu ra một
thuyết đính ngoa, bảo là « Lạc vương sau lầm ra Hùng vương », vì e lạ tai
lạ mắt người đời, thất kính với quốc tổ, tất nhiên từ trong triều đến ngoài
nội, sử thần sẽ là cái đích cho muôn nghìn mũi tên nhằm bắn ! Như vậy,
Ngô Sĩ-Liên liệu có dám mạo hiểm mà làm không ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.