LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 58

VIII. SUY ĐOÁN VỀ TRUYỆN PHÙ-ĐỔNG

THIÊN VƯƠNG

Truyện Phù-đổng Thiên vương hoặc Xung-thiên Thần vương, ngoài

chỗ xuất xứ ở Lĩnh nam trích quái mà sử thần rút lấy chép vào Đại Việt
sử ký ngoại kỷ toàn thư
như trên đã dẫn, còn thấy lược chép ở cuốn An-
nam chí lược
của Lê Tắc nữa. Mục « Cổ tích » sách ấy nhân nói về « miếu
Xung-thiên » ở làng Phù-đổng

137

, có viết rằng : « Xưa, trong xứ có loạn.

Chợt thấy một người có uy đức, dân đều qui phụ. (Người ấy) bèn đem quân
đi dẹp loạn, rồi lên khoảng không mà đi mất. Hiệu là Xung-thiên vương,
dân lập đền thờ. » (quyển 1, tờ 6b).

Khi biên tập bộ Đại Việt sử ký tiền biên, quốc sử quán đời Cảnh-

thịnh (1793-1800) không đặt truyện Phù-đổng vào chính văn, mà chỉ cước
chú bằng những giòng chữ nhỏ. Rồi đến bài bàn, sử thần Ngô Thì-Sĩ có nói
: « Cựu sử chép việc Phù-đổng thiên vương xin gươm phá giặc và chuyện
Sơn-tinh, Thủy-tinh tranh lấy một Mỵ-nương đều bắt nguồn từ trong truyện
Trích-quái

138

, rồi nhuận sắc lời lẽ cho văn-vẻ. Trong truyện Phù-đổng,

không đợi nói là quân của vua nhà Ân, không đợi nói là đúc ngựa sắt,
không đợi nói là ngáp và vươn vai mà thân-hình thành ra cao lớn, cũng đã
đủ ngờ là hoang đản rồi… Kể việc mà không xét đến lý, nói quái mà mắc
vào điêu ngoa ! Pho tín sử một nước há lại có thể đem làm như một bộ chí
quái

139

ư ? » (quyển 1, tờ 8a-b).

Đến đoạn cuối, sử thần Ngô Thì-Sĩ kết luận : « Xung-thiên vương

cũng là danh thần

140

bản quốc, nên nhân sử cũ đã chép, bèn chia việc ra mà

chua vào, hãy để tồn cựu đó thôi. » (quyển 1, tờ 8b).

Sở dĩ dịch dẫn mấy lời của Đại Việt sử ký tiền biên trên đây, tôi có ý

giới thiệu để độc giả biết qua quan-điểm và óc phê phán của sử thần ta xưa
đối với một sự-kiện như việc Phù-đổng.

Giờ ta thử theo quan điểm ngày nay mà suy đoán việc này :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.