Trong truyện Phù-đổng có điểm đáng chú ý hơn hết là gươm sắt và
ngựa sắt. Theo như các nhà học giả đông tây đã nghiên cứu lịch sử Trung-
hoa thì :
Đời Hạ, chừng vào khoảng 2200 tr. C. n., là cuối thời đại đồ đá mới ;
Đời Thương, chừng vào khoảng từ 1700 đến 1100 tr. C. n., là thời đại
đồ đồng và đồ đồng xanh ;
Đời Chu trở đi, chừng vào khoảng từ 1100 tr. C. n. về sau, là thời đại
đồ đồng xanh và đồ sắt.
Như vậy truyện Phù-đổng có thể là sản phẩm do dân gian tạo nên vào
một thời đại bên ta ngang với thời đại cuối Chu hoặc đầu Tần, hoặc đầu
Tây-hán bên Trung-quốc. Vì một khi người ta đã nói đến gươm sắt, ngựa
sắt, thì tất phải là lúc đồ sắt đã thịnh hành lắm rồi.
Xã hội ta bấy giờ hoặc là lúc bị Tần đặt làm quận huyện, hoặc là thời
bị Hán chinh phục, dân chúng phải sống dưới ách áp bức của dị tộc, trong
huyết quản đang sôi nổi những khí vươn lên và sức trỗi dậy, nên người ta
mới thần-thánh-hóa một truyện chống ngoại xâm để kích thích dân chúng.
Thấy chuyện hay hay, nhà văn bèn « tiểu thuyết hóa » mà chép vào
Lĩnh nam trích quái. Rồi mấy sử thần đời sau như Phan Phu-Tiên
và
Ngô Sĩ-Liên… lại « chính-sử-hóa » mà chép vào sử.