LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 57

2) Hai tiếng « Hùng vương » đã quen dùng trong dân gian

Trong từ-ngữ học, một tiếng gì đã đại chúng hóa, đã thông dụng rồi,

thì tên riêng, cũng như tên chung, rất khó sửa lại cho đúng trong khi nói
được. Vì « Lạc » đã ngoa truyền thành « Hùng », mà dân gian đã quen gọi
là « đền Hùng vương, lăng Hùng vương, hội đền Hùng » rồi, thì dù thần
thánh đến đâu, uy quyền đến đâu cũng không thể ép họ phải gọi là « đền
Lạc vương, lăng Lạc vương » hay « hội đền Lạc » nữa. Đó tức như ngày
nay người ta đã lầm tên làng : « Khải phạm »

楷範 ra « Giai phạm » 偕範,

tên người Nhậm Diên

任延 ra Nhâm Diên 壬延.

3) Theo tâm lý chung, ai cũng thích chữ tên có nghĩa đẹp hơn nghĩa
xấu

Như ta đã biết, chữ « Lạc » dù có chọn lấy một chữ nào trong ba chữ

Hán như trên đã viết và đã giải nghĩa cũng đều không có gì là hay, là đẹp
cả. Ai chẳng thích chữ « Hùng » có nghĩa là « mạnh », là « hùng cường »,
là « hùng dũng, là « hùng nghị », là « hào hùng », là « anh hùng », chứ đâu
có thích chữ « Lạc »

hoặc « Lạc » là « ngựa đen, bờm trắng » hay

chữ « Lạc »

là một con thú giống loài con ly ?

Nhưng đây là sử học, không phải là chuyện cảm tình, ta phải hoàn

toàn khách quan mà trả lại sự thực cho lịch-sử. Vậy từ nay, tưởng nên viết
là Lạc vương

貉王.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.