Mà đến cả mấy vị anh quân hồi đầu Trần cũng làm theo cái tục ấy.
Chằng thế, chính vua Trần Nhân-tông (1279-1293) đã bảo con là Trần Anh-
tông (1293-1314) hồi tháng bảy, năm kỷ-hợi (1299) : « Nhà ta dấy lên từ
miền bãi biển, xăm hình rồng vào đùi vế, là tỏ ra không vong bản. »
Nhưng, vì vua Trần Anh-tông không muốn làm nữa, nên cái thói nhà Trần
xăm đùi vế ấy mới cách-bỏ từ đấy (Cương mục, quyển 8, tờ 29 a-b).
Nên nhớ rằng tục xăm mình này không phải là đặc trưng của người
Việt riêng có, mà nhiều dân tộc khác ở thời cổ cũng thường làm nữa, chẳng
hạn như dân Nhật-bản, khoảng thế kỷ thứ hai, thứ ba trước Công nguyên,
cũng đồ màu đỏ vào thân thể hoặc xăm hình vằn vào mình (Nhật-bản lịch
sử giáo trình, tr.9)
2) Lên miền núi cao để tránh lụt
Truyền thuyết nói rằng : « Năm mươi con theo mẹ về miền núi. » Lại
nói : « Sơn-tinh đón (vợ) về ở ngọn cao núi Tản-viên. » Đó chứng tỏ rằng
bấy giờ có nạn hồng thủy, các miền đồng bằng ở hai bên triền sông Cái đều
ngập lụt, tiên dân đương thời, ngoài cách phấn đấu tích cực với nước, lại
còn phải tìm cách lên ở trên gò núi để được an toàn. Trong khi ở núi, tiên
dân cần phải làm mọi công việc để chống với hoàn-cảnh, phấn đấu với
thiên nhiên ; cho nên truyền thuyết còn nói : « Sơn-tinh làm phép, kêu gọi
người Mán đan tre làm phên giậu để ngăn nước, dùng nỏ bắn các loài thủy
tộc. » Đó là một sự kiện cho ta quan niệm rằng bấy giờ tiên dân phải làm
những công tác « trị thủy » như đóng tre cắm cừ, đan phên đổ đất để ngăn
nước lụt, làm khí giới bằng nỏ để chống loài thủy quái như rồng rắn,
thuồng luồng chực làm hại mình.
Như thế thấy rằng việc ở núi của tiên dân chỉ là phản ưởng của cuộc
phấn đấu với nước. Vì những miền bị lụt phần nhiều là bình nguyên tiếp
gần với sông. Bình nguyên là nơi đất tốt, màu-mỡ, dễ làm ăn, dễ sản xuất.
Tiên dân muốn chiếm lấy chỗ đất đai màu-mỡ, tất phải tìm đến miền bình
nguyên mà sinh sống ; nhưng bình nguyên lại dễ bị lụt, nên phải lánh lên