LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 110

5

Thời Trung cổ

Không thể mô tả các đặc trưng đơn giản tình hình lý thuyết và thực hành y học tại châu Âu trong thời
Trung cổ, giai đoạn từ năm 500 đến 1500. Tuy nhiên, điều chắc chắn mà ta có thể nói đó là một thời đại
mà các tư tưởng về bản chất của vũ trụ cụ thể, bản chất của con người và vị trí đích thực của họ trong vũ
trụ, và trên hết, đó là mối liên hệ với đấng tạo hóa đã trải qua nhiều thay đổi cũng như chuyển dịch. Đế
quốc La Mã hùng mạnh trước kia, với biên cương bao trùm thế giới phương Tây văn minh trong suốt thế
kỷ thứ 2, đã phải chịu những thử thách thoái trào và suy tàn sau hàng thế kỷ vô chính phủ, hỗn loạn và
chiến tranh. Bị suy yếu bởi sự tham nhũng, yếu kém trong lề lối cai trị và nội loạn, La Mã đánh mất vai
trò mặc nhiên một trung tâm chính trị của một đế chế đang rệu rã. Vào năm 330, Hoàng đế Constantine
xây dựng Byzantium (Constantinople) làm thủ đô. Vào cuối thế kỷ thứ 4, sự chia cắt đế quốc ra hai vùng
đông và tây đã trở thành xác định. Phần phía đông trở thành đế quốc Byzantium và phần phía tây đi vào
một thời kỳ thường được gọi là Đêm trường Trung cổ (từ này bị các chuyên gia nghiên cứu lịch sử thời
Trung cổ khăng khăng bác bỏ). Các sử gia thường mô tả thời kỳ Phục hưng là một giai đoạn cách mạng
trong nghệ thuật và khoa học, cuối cùng cũng đã đánh dấu chấm dứt hàng trăm năm trì trệ về mặt tri
thức. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thời Trung cổ, đã vứt bỏ ý tưởng về Thời kỳ đen tối thời Trung cổ
và cho rằng đã xuất hiện những thay đổi có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và xã hội ở một số nơi trong
khoảng thời gian từ năm 1000 đến 1250.

Nằm trong khung cảnh lịch sử có lắm điều tranh cãi như thế, nền y học thời Trung cổ được mô tả đủ mọi
thứ từ một sự lệch lạc bệnh lý cho đến sự ló dạng một chương mới trong sự tiến triển của nghề y. Gần
đây, tài liệu về nền y học thời Trung cổ trở nên dồi dào và đầy đủ hơn nhất là về mối liên hệ giữa y học
với tôn giáo, giáo dục, các tổ chức nghề nghiệp, các người hành nghề gần như nghề y, kiểu thức tử vong
và xuất hiện bệnh tật, và sự tồn tại dai dẳng của truyền thống cổ điển. Thời Trung cổ đóng vai trò một
giai đoạn trong đó nhiều học giả, thầy thuốc xuất sắc cùng với bệnh tật, làm cho thời kỳ này trở nên độc
đáo và mang lại nhiều kiến thức. Sự chuyển tiếp từ nền văn hóa La Mã - Hy Lạp sang nền văn hóa Cơ
Đốc giáo thời Trung cổ rõ ràng là đã làm biến đổi nghệ thuật chữa bệnh. Truyền thống Hippocrates dựa
trên tình yêu nghệ thuật, sự tò mò tri thức, sự ca tụng thân thể khỏe mạnh và mưu cầu cuồng nhiệt tìm sự
an bình thể xác vốn còn xa lạ với tinh thần của thế giới Cơ Đốc thời Trung cổ. Thực vậy, các nhà thần
học đầy ảnh hưởng như Tertullian (160?-230?) có thể giải thích dịch bệnh, đói kém, chiến tranh, và thiên
tai như là những phương tiện thể hiện cách thức yêu thương của Chúa Trời nhằm gọt tỉa bớt tính láo
xược của con người. Là một ngành học, y học cũng giống như mọi ngành học thế tục khác, đều được coi
là thấp kém và phụ thuộc vào thần học. Tuy nhiên, tình trạng thực sự của y học là một nghệ thuật chữa
bệnh cần thiết, chứ không phải là một ngành học và một nghề nghiệp, lại là một vấn đề phức tạp hơn
nhiều. Nếu quả thật mọi bệnh tật đều là một hậu quả dứt khoát của tội lỗi, hoặc là một thứ thử thách đối
với lòng tin, thì việc chịu đựng những thử thách và khổ ải như thế có thể là một đáp ứng thích đáng ít
nhất về mặt lý thuyết.

Đối với người Hy Lạp cổ đại, mưu cầu để có được sức khỏe là một mục tiêu thích đáng, nhưng tìm cách
để có sức khỏe lại là vấn đề bàn cãi trong tín điều Cơ Đốc giáo. Người Hy Lạp sùng bái sức khỏe và cho
rằng cơ thể con người vốn đẹp đẽ và mang hình dáng các thần thánh. Người Cơ Đốc được dạy dỗ coi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.