LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 111

thường xác thịt và các ham muốn thân xác, nhưng do cơ thể là nơi trú ngụ của linh hồn, hoặc là đền thờ
của Chúa, cho nên thân xác cũng xứng đáng được chăm sóc và kính trọng. Chữa bệnh được coi là tốt nếu
đó là hành động biểu thị tình yêu; nhưng nếu không do chính Chúa và các tôi tớ của ngài thực hiện thì
không nhất thiết được coi là tốt. Các nhà thần học có thể cho rằng bệnh tật là một hình thức trừng phạt
hoặc thử thách lòng sùng đạo, nhưng đại đa số người dân đều không phải là bậc thánh hoặc các nhà khổ
hạnh. Vì thế, y học vẫn cứ là một phần của đời sống thường nhật. Có hay không có các lý luận thần học,
phàm nhân cũng sẽ không bao giờ từ bỏ mưu cầu đi tìm sức khỏe và chữa bệnh, cũng như các thầy thuốc
và các học giả từ bỏ hoàn toàn truyền thống y học Hippocrates thế tục.

Y học Hippocrates được chấp nhận tại châu Âu và Byzantium ở nhiều mức độ khác nhau. Mặc dù có thể
tìm thấy các câu chuyện thù nghịch hoặc đàn áp, nhưng lịch sử cũng ghi nhận nhiều ví dụ về sự thích
ứng và cả sự kính nể. Các môn đồ của y học Hippocrates tìm ra nhiều cách để thích ứng nghệ thuật này
vào thế giới các tín niệm Cơ Đốc với nhiều mức độ thành công khác nhau. Về phần mình, các nhà thần
học tìm cách để chứng minh tính phù hợp của việc chữa bệnh và sức khỏe cũng như việc nghiên cứu các
tài liệu có thẩm quyền trong đó có chứa các kiến thức thế tục thời cổ đại cần thiết cho việc hành nghề
chữa bệnh. Gạt đi những vấn đề thần học liên quan đến thể xác và linh hồn, ta có thể cho rằng y học là
một nghệ thuật, cũng giống như nông nghiệp, kiến trúc và dệt vải mà Chúa ban tặng cho con người. Hơn
thế nữa, truyền thống dinh dưỡng Hippocrates cũng có thể suy luận như là một phương cách tự giác khác
cần có trong đời sống Cơ Đốc. Là một nghệ nhân chăm chỉ, đầy lòng yêu thương nhân loại, nhân vật
Hippocrates huyền thoại không có điều gì đáng chê trách. Người chỉ bị giáo lý Cơ Đốc ghét bỏ khi được
tôn kính là thần chữa bệnh như Asclepius và Apollo hoặc là một đấng cứu rỗi làm nên các phép mầu
chữa bệnh mà không cần tới Chúa và những người đại diện cho Chúa. Người thầy thuốc thời Trung cổ có
thể giữ được chừng mực sự độc lập nghề nghiệp và tiếp tục vinh danh sự khôn ngoan truyền thống của
Hippocrates, nhưng ông ta phải học cách thừa nhận công lao chữa lành bất cứ bệnh gì rốt cục đều do Đức
Chúa.

Các nhà thần học chia y học ra làm hai phần: y học tôn giáo, có liên quan đến những việc trên trời, và y
học con người, liên quan đến những việc trần thế. Y học con người dựa trên các phương pháp thực
nghiệm như xử lý về dinh dưỡng, các loại thuốc, trích máu và các phẫu thuật đơn giản. Y học tôn giáo
gồm có cầu nguyện, hối lỗi, trừ tà, các thánh tích, bùa mê và thần chú. Hai phần của y học khác nhau về
nguồn gốc và hiệu quả: kinh nghiệm đã dạy cho thầy thuốc về hiệu lực của các loại cây cỏ, nhưng Chúa
“tác giả của y học thiên đình” có thể chữa lành cho người bệnh chỉ bằng lời nói và thậm chí có thể làm
cho người chết nằm dưới mồ sống lại. Vì vậy, Giáo hội nhân danh Chúa có thể chữa bệnh mà không cần
đến các món thuốc trần thế.

Một số các người sáng lập Giáo hội thời xa xưa dạy rằng sẽ là phạm tội khi cố chữa trị những chứng
bệnh của thể xác bằng các món thuốc trần thế và linh hồn của Chúa không nằm trong các thân xác khỏe
mạnh. Bệnh tật đóng vai trò thử thách lòng tin khi buộc phải chọn giữa y học thế tục và Giáo hội. Tuy
nhiên, cũng có thể lý luận rằng thân thể phải được khỏe mạnh bởi vì những người ốm yếu dễ dàng bị
khuất phục trước Satan. Hơn thế nữa, nếu bệnh tật là sự trừng phạt đối với tội lỗi còn tha thứ thuộc thẩm
quyền của Giáo hội, thì việc chữa trị phải là một phần của sứ mạng của Nhà Thờ mang lại sự từ bi và bác
ái.

Dù sao đi nữa, trừ những ai cố ý muốn chọn cách hành hạ thân xác, có quá nhiều bằng chứng cho thấy
các giáo hoàng, giáo sĩ, và nông dân đều đi tìm thuốc chữa khi bị đau và bệnh tật. Đã có kẻ nhạo báng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.