rằng lên thiên đường ai cũng muốn, nhưng lại không muốn chết.
Các nhà thần học ghi lại nhiều câu chuyện thần kỳ nói đến các vị thánh tử đạo và những người mộ đạo
chữa lành người ốm sau khi y học của con người thất bại. Các học giả thời Trung cổ tin tưởng rằng vũ trụ
vận hành theo các quy luật phổ quát do Chúa Trời đặt để, nhưng các nhà thần học đã dành vai trò quan
trọng cho các phép mầu. Các tu sĩ có thể tận tụy chăm sóc người ốm và ghi nhận những đặc tính y học
của các loại thuốc, cuối cùng nhưng mỗi lần bệnh khỏi là một phép mầu. Các phép mầu lành bệnh
thường được quy là do tác động trực tiếp của các vị thánh hoặc thánh tích của họ. Đúng ra thì “thánh
tích” là nói tới phần nhục thể còn lại của vị thánh, nhưng từ này cũng được dùng để tả các vật dụng đã
từng được các vị linh thiêng kia tiếp xúc.
Vào khoảng thế kỷ thứ 4, di vật của một vài vị thánh được công chúng tôn sùng, mặc dù có một số nhà
thần học tỏ ý nghi ngờ về sự đứng đắn khi sùng kính những vật như thế. Những người biện hộ cho sự
sùng bái các di vật thắng thế, và do hình thức tôn thờ này ngày càng phổ biến, lại càng khuyến khích
thêm sự phát hiện, nhân bản và đánh cắp các di vật. Việc trưng bày những thứ rõ ràng là lừa đảo chẳng
hạn như râu của Noah, giọt sữa của Đức Mẹ Đồng Trinh, và nhiều thứ kỳ dị khác đủ làm cho một vị
thánh cũng phải nghi ngờ. Mặc dù có cả một trận lũ các di vật quét qua châu Âu trong thời kỳ Thập Tự
Chinh, sự đòi hỏi vô độ khiến cho các di vật có nguy cơ không đáp ứng kịp. Một giải pháp là chia nhỏ
các di vật về phần xác của các vị thánh và tử đạo để cho các đền thờ có cơ hội dự phần. Những di vật do
tiếp xúc - như là nước, vải bọc, hoặc đất đã từng tiếp xúc với các di vật - cũng có thể được sùng bái.
Theo lý thuyết mà nói thì “tính thánh” hiện diện ngay trong những phần nhỏ bé nhất của các di vật hoặc
những thứ có tiếp xúc với di vật. Khi nhu cầu quá cấp thiết, thì một số di vật lại được gán cho khả năng
tự nhân bản nữa.
Dĩ nhiên, những cách chữa bệnh phép mầu không phải là hiếm gặp trong cuộc đời của các vị tử đạo hoặc
các vị vua được tôn sùng như thánh. Lấy ví dụ khi vua Edward Linh mục nghe xưng tội đã rửa cổ cho
một người bị bệnh tràng nhạc (scrofulous), vốn vô sinh, thì sau đó thì hạch lao ở cổ biến mất và bà ta đẻ
sinh đôi. Còn máu pha loãng của Thánh Thomas vùng Canterbury được cho là chữa được chứng mù loà,
bệnh phong, điếc, nhưng cũng giống như các đồng nghiệp Ai Cập và La Mã, đa số các vị thánh đều
chuyên khoa hóa. Hai anh em thánh tử đạo Cosmas và Damian, nổi danh có tài trong y khoa và không
nhận tiền thù lao khi chữa bệnh, đã được tôn vinh thành thánh bổn mạng của các y sĩ và dược sĩ. Theo
các tài liệu truyền thống, thì hai người thầy thuốc sinh đôi này đã tử vì đạo dưới triều đại của Hoàng đế
La Mã Diocletian vào đầu thế kỷ thứ 4. Không ai có thẩm quyền hơn là Gregory thành Tours (538-593),
khi nói đến các trường hợp khỏi bệnh thần kỳ tại đền thờ dành cho Cosmas và Damian, đã bảo đảm cho
các bệnh nhân là “tất cả những ai đã tin tưởng cầu nguyện khi đi về đều khỏi bệnh”. Không giống như
nhiều tài liệu khác thuộc dạng này, các truyện kể về Cosmas và Damian thường khuyên người bệnh nên
tìm đến bác sĩ và các vị thánh chữa bệnh. Một trong những cách chữa bệnh thần kỳ hơn là lấy chân của
một kẻ tà đạo đã chết để ghép cho một người cải đạo. Trong một tình huống khác, hai vị thánh xuất hiện
trong giấc mơ của một y sĩ và nói cho ông này biết cách thực hiện một phẫu thuật và áp thuốc chữa bệnh
cho một phụ nữ bị ung thư vú. Khi người thầy thuốc đến nhà thờ nơi mà bệnh nhân nữ đã đến cầu
nguyện hai vị thánh Cosmas và Damian, ông ta phát hiện rằng phẫu thuật đã được thực hiện một cách
mầu nhiệm. Các vị thánh dành công đoạn chót của việc điều trị cho thầy thuốc, đó là bôi các thuốc cao
chữa bệnh. Một số vị thánh gắn kết với một số bệnh đặc thù hoặc các phần của cơ thể thông qua cách mà
các vị ấy lìa trần. Do toàn bộ bộ răng đều bị đánh rụng trong quá trình tử vì đạo, cho nên thánh Apollonia